Phải chờ đến 2024, 84 nước nghèo nhất thế giới mới được tiêm vắcxin COVID-19?

84 quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ không có đủ vắc xin COVID-19 cho đến năm 2023. Vấn đề thiếu hụt vắc xin sẽ kéo dài trong nửa đầu của thập kỷ này.
27/01/2021 17:35
84 nước nghèo nhất thế giới phải chờ đến 2024 mới được tiêm vắcxin COVID-19? - Ảnh 1.

 

Tại quốc gia có dân số lớn trải rộng như Ấn Độ, việc tiêm ngừa cho những người ở các khu vực xa xôi sẽ là thách thức lớn - Ảnh: REUTERS

Tờ Guardian ngày 27/1 dẫn dự báo của EIU cho biết các nước như Anh, Mỹ, Israel và các thành viên Liên minh châu Âu sẽ đạt được "độ bao phủ tiêm ngừa diện rộng" - tức tiêm ngừa cho các nhóm ưu tiên, dễ tổn thương và hầu hết dân số - vào cuối năm 2021. 

Nhóm các nước phát triển còn lại theo sau sẽ đạt mục tiêu tiêm ngừa vào giữa năm 2022 và tiếp đó là nhóm các nước đang phát triển vào cuối năm đó.

Tuy nhiên, theo EIU, 84 quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ không có đủ vắc xin COVID-19 cho đến năm 2023. Vấn đề thiếu hụt vắc xin sẽ kéo dài trong nửa đầu của thập kỷ này.

"Nó sẽ định hình bức tranh chính trị và kinh tế toàn cầu, du lịch và hầu như mọi thứ", tác giả báo cáo, Agathe Demarais, nhận định. 

Cuối năm ngoái, ánh sáng cuối đường hầm đã mở ra sau khi nhiều loại vắc xin được tuyên bố an toàn và có hiệu quả cao. Nhưng trong khi đó, tình hình bùng phát dịch bệnh tại nhiều quốc gia dự kiến sẽ kéo dài thêm một năm nữa.

Dự báo của EIU dựa trên phân tích các yếu tố thỏa thuận về vắc xin, nguồn cung và sản xuất, cũng như hạ tầng triển khai tiêm ngừa và sự tin tưởng của người dân, tại khoảng 200 quốc gia.

Trở ngại lớn nhất của quá trình tiêm ngừa là đảm bảo các thành phần vắc xin, hạn chế trong sản xuất, chậm giao hàng, cơ sở hạ tầng y tế kém ở một số quốc gia và thiếu nhân viên y tế được đào tạo cho việc tiêm ngừa…

Ở các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc, với dân số lớn nằm rải rác trên các vùng đất rộng lớn, việc tiếp cận tất cả mọi người ở những vùng xa xôi nhất không phải là điều dễ dàng. Trong khi đó, tại Nhật Bản, sự hoài nghi cao của người dân đối với vắc xin sẽ khiến nước này khó đạt được mục tiêu tiêm ngừa trong năm nay.

Báo cáo của EIU cũng nghi ngờ dự báo của Covax, một liên minh chia sẻ vắc xin toàn cầu, rằng họ sẽ cung cấp đủ liều trong năm nay cho 27% dân số ở các nước thành viên, bao gồm hơn 92 nước có thu nhập thấp hơn. Chương trình này dự kiến phân phối vắc xin vào tháng tới và sẽ công bố đợt phân bổ đầu tiên ở mỗi quốc gia trong tuần này.

Trong khi đó, EIU dự báo việc phân phối vắc xin không đồng đều có thể gây thiệt hại đến 9 tỉ USD cho GDP toàn cầu trong năm nay qua khi làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng ở các quốc gia chưa được tiêm ngừa, nơi cuộc sống bình thường vẫn chưa trở lại.

Theo Tuổi trẻ

comment Bình luận

largeer