Thứ Ba, 3/12/2019 02:20
RSS
Hotline: 0913019054

Phải nhịn ăn bao lâu trước khi mổ?

Trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân phải nhịn ăn trước một khoảng thời gian nhất định. Tại sao lại phải nhịn ăn, điều này có ảnh hưởng gì đến sự an toàn của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật?
02/04/2021 13:52

Có rất nhiều nguyên nhân cần phải nhịn ăn trước khi tiến hành mổ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước những phản ứng gây nguy hiểm nếu trong dạ dày còn thức ăn.

Bệnh nhân cần phải nhịn ăn để tránh nguy cơ hít sặc dịch dạ dày vào đường thở khi gây mê đặt nội khí quản, vì hít sặc gây viêm phổi hít, tăng nguy cơ tử vong.

nhin an

Hình minh họa.

Theo đó, nếu vô tình làm thức ăn, nước uống rơi vào đường thở, cơ thể sẽ có phản ứng bằng cách ho sặc hoặc nôn ói một cách dữ dội để bảo vệ đường thở. Nhưng khi bị gây mê toàn thân, bệnh nhân đã bất tỉnh nên không còn phản ứng và biết cách ho ra dị vật, do đó, nguy cơ ngạt thở do hít sặc rất cao. 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây người bệnh trước ngày phẫu thuật chỉ cần nhịn ăn 6 tiếng trước mổ đối với thức ăn đặc, 2 tiếng đối với nước trong. Vì khi nhịn đói lâu hơn, cơ thể sẽ dùng nguồn glucose dự trữ có trong gan và cơ, làm giảm sức cơ, rối loạn đường huyết, chậm lành vết thương do còn quá trình tăng dị hóa đạm sau mổ. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở những bệnh nhân nhịn đói lâu hơn, lượng dịch dạ dày không ít hơn và nguy cơ hít sặc cũng không thấp hơn so với những bệnh nhân nhịn uống chỉ 2 giờ trước phẫu thuật.

Đáng chú ý, mặc dù nhịn ăn sẽ giúp hạn chế nguy cơ hít sặc, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng để dạ dày trống rỗng trong thời gian quá dài cũng không giúp giảm thiểu nguy cơ này hơn mà còn khiến bệnh nhân đói lả, mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau mổ. 

Trong thực tế, nếu bệnh nhân phải nhịn ăn quá lâu còn có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và mất nước. Tình trạng mất nước có thể đến mức độ nghiêm trọng, gây cô đặc máu, gây khó khăn cho các nhân viên lấy máu xét nghiệm và dễ dẫn đến sai lệch kết quả.

phau thuat

Hình minh họa.

Tuy nhiên, không vì thế mà bệnh nhân không nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đã từng có những trường hợp thai phụ suýt chết hoặc thậm chí tử vong trên bàn mổ do lén ăn uống trước khi phẫu thuật nhưng không khai báo trung thực với bác sĩ.

Trả lời trên báo chí, TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM, bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM cho biết: trường hợp này không phải hiếm nhưng sản phụ tử vong quá nhanh khiến bác sĩ trở tay không kịp. Đây là một trong những "tai biến" cực kỳ nguy hiểm khi sản phụ không nghe theo tư vấn của bác sĩ. 

Khi bệnh nhân không tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ sẽ dễ xảy ra các biến chứng như: Thở khò khè, tím tái, co thắt phế quản, ran nổ, ran ngáy, tụt huyết áp, phù phổi, tắc nghẽn phế quản làm giảm sức đàn hồi và giảm sinh khí máu làm thiếu máu, tăng nhịp thở, tiến triển thành ARDS, có thể gây ra đột tử hay tử vong muộn do các biến chứng của phổi…Trường hợp bệnh nhân trót ăn nên nói thật để bác sĩ có thể cân nhắc nếu chưa cần mổ cấp cứu, bác sĩ sẽ lùi giờ mổ. Còn trường hợp phải mổ cấp cứu, bác sĩ sẽ mở thêm ống thông dạ dày để thức ăn qua ống thông dạ dày không gây sặc, nôn cho người bệnh.

Trước đó, Hiệp Hội Gây Mê Hoa Kỳ đã đưa ra các khuyến cáo về thời gian nhịn ăn uống trước khi gây mê, gây tê hay tiền mê. Theo đó, thời gian nhịn ăn cần phù hợp với đối tượng (là người trưởng thành hay trẻ nhỏ) và tính chất cuộc mổ (thời gian gây mê dài hay ngắn, phẫu thuật trong hay ngoài ổ bụng...).

Cụ thể, thời gian nhịn ăn, uống tối thiểu đối với: Chất lỏng sạch là 2 giờ, sữa mẹ là 4 giờ, sữa cho trẻ em là 6 giờ, sữa động vật là 6 giờ, ăn nhẹ là 6 giờ.

Khuyến cáo này áp dụng cho những bệnh nhân khỏe mạnh, mổ phiên. Áp dụng cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Đồng thời không áp dụng cho phụ nữ sinh nở.

Bài viết mang tính chất tham khảo.

Tố Anh (tổng hợp)

 

comment Bình luận