Tại sao phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn ít nhất từ 4 -6 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm máu hoặc không ăn sáng sau khi ngủ dậy.
08/10/2020 06:35

 Bạn đọc Nguyễn Thị Nga (27 tuổi, Hà Nam) gửi câu hỏi: "Tôi chuẩn bị đi khám thai, lấy máu xét nghiệm tiểu đường nhưng chỉ đi được vào buổi chiều. Nếu nhịn ăn, tôi sợ cơ thể sẽ không chịu được. Vậy, tại sao phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm?"

Nguyên nhân bởi sau khi ăn, chất dịnh dưỡng ở trong thức ăn sẽ chuyển hoá thành đường glucose, ruột sẽ hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Điều này có thể khiến lượng mỡ hoặc lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác

Tuy nhiên, không phải tất cả các xét nghiệm máu cũng đều phải nhịn ăn. Có một số loại xét nghiệm không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu như: Xét nghiệm HIV, các xét nghiệm về miễn dịch, xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm bệnh ung thư,… 

xet nghiem mau

Hình minh họa.

Một số loại xét nghiệm bắt buộc phải nhịn trước khi lấy máu:

Xét nghiệm sắt trong máu

Đây là loại xét nghiệm máu được tiến hành để đo lượng sắt có trong máu, giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thiếu máu, thiếu sắt

Khi ăn một số loại thực phẩm có chứa chất sắt, cơ thể sẽ nhanh chóng hấp thụ chất sắt đó khiến kết quả xét nghiệm sẽ không còn chính xác. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm máu, người bệnh cần thực hiện yêu cầu của bác sĩ, nhịn ăn trước 4 - 6h

Cần tạm dừng sử dụng các thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất sắt trong vòng ít nhất là 24h.

Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết giúp đo lường, kiểm tra lượng đường có trong máu, từ đó giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bệnh cần nhịn ăn 8 - 10h trước khi xét nghiệm đường huyết. Điều này giúp lượng đường trong máu đo được chĩnh xác nhất.

Xét nghiệm mỡ máu

Các bác sĩ thường thông qua xét nghiệm mỡ máu để xác định được các chỉ số cần thiết như Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và Triglyceride. Đây là các chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng mỡ máu của bệnh nhân

Những người làm xét nghiệm không nên uống rượu trong 24h trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Các bác sĩ khuyến cáo những người trên 45 tuổi, bệnh nhân mắc tiểu đường, huyết áp cao nên xét nghiệm mỡ máu định kỳ 5 lần/ năm.

Với các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm thường xuyên để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. 

Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm này là xét nghiệm sinh hoá được thực hiện để đánh giá các chức năng của gan hoặc phát hiện các tổn thương của gan. Xét nghiệm này thường được chỉ định đối với các bệnh nhân nghiện rượu, sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc mắc các bệnh về gan và đang được điều trị.

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm phổ biến. Bạn cần lưu ý không nên sử dụng các chất kích thích, cà phê trước khi tiến hành lấy mẫu. Bên cạnh đó, do cơ thể phải nhịn ăn, bạn nên cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Dương Nhung (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer