Phát hiện mới: Một loại phân tử trong nọc độc rắn có khả năng ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu của Brazil vừa phát hiện ra rằng, một phân tử có trong nọc độc của một loài rắn có khả năng ức chế sự nhân lên của coronavirus trong tế bào của những con khỉ được đem ra thí nghiệm. Đây được xem như bước tiến đầu tiên, được kỳ vọng sẽ giúp đặt nền tảng cho việc sớm tìm ra một loại thuốc đặc hiệu chống lại virus gây ra đại dịch COVID-19.

Rắn jararacussu
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học “Phân tử” (Molecules) trong tháng 8 cho thấy, phân tử có trong nọc độc của loài rắn jararacussu có thể gây ức chế tới 75% khả năng nhân lên của virus SARS-CoV-2 có trong tế bào của khỉ. Phân tử này là một peptide hay được hiểu là chuỗi axit amin, có thể kết nối với một loại enzyme của virus SARS-CoV-2 có tên là PLPro và enzyme này rất quan trọng đối với sự sinh sản của virus mà không làm tổn thương các tế bào khác. Được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, phân tử nói trên cũng có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, nên không có lý do gì để con người phải săn lùng ráo riết loài rắn này.
Giám đốc bảo tàng sinh học thuộc Viện Butantan, ông Giuseppe Puorto cho biết thêm: "Chúng tôi sợ rằng nhiều người sẽ săn lùng loài rắn jararacussu trên khắp Brazil, vì nghĩ rằng nó sẽ cứu thế giới hoặc bản thân họ, gia đình họ. Không phải vậy. Đây có phải là một phát hiện quan trọng hay không? Thì một điều chắc chắn là, việc săn lùng loài này không phải là cách giải quyết vấn đề. Thành phần vừa được phát hiện chỉ là một phần nhỏ có trong nọc độc của loài rắn này, có thể không hẳn chỉ riêng mỗi nọc độc rắn có thể giúp chữa được cho các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 vào thời điểm này".
Theo một tuyên bố của Đại học bang Sao Paulo (Unesp) cũng liên quan đến nghiên cứu kể trên, hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục đánh giá tính hiệu quả khi sử dụng liều lượng khác nhau của phân tử tìm thấy trong nọc độc rắn và liệu rằng nó thực sự có thể giúp ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào ngay từ đầu hay không. Các nhà nghiên cứu đang đặt rất nhiều kỳ vọng sớm có thể tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người liên quan tới phân tử vừa được phát hiện.
Jararacussu là một trong những loài rắn lớn nhất ở Brazil, dài tới 2 mét. Loài rắn này thường sống ở Rừng Đại Tây Dương và cũng đã xuất hiện ở Bolivia, Paraguay và Arghentina.
Phương Thoa

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am