Phát hiện triệu chứng kéo dài do COVID-19 gây ra ở trẻ nhỏ

Các nghiên cứu quốc tế mới công bố cho thấy các triệu chứng kéo dài do COVID-19 gây ra ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường không quá 12 tuần, theo Guardian.
17/09/2021 14:28

Kết quả nói trên được đăng tải trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm trong Nhi khoa, từ phân tích dữ liệu của 14 nghiên cứu quốc tế khác nhau. Các nghiên cứu này được thực hiện với 19.426 trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có các triệu chứng kéo dài (còn được gọi là hội chứng Long COVID) sau khi mắc COVID-19.

Giáo sư Nigel Curtis, đồng tác giả của đánh giá trên và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trong nhi khoa của Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em Murdoch, Australia cho biết cần nghiên cứu nhiều hơn để có thể xác định nguy cơ gặp ở các triệu chứng COVID-19 kéo dài ở nhóm tuổi này.

Hội chứng "Long COVID" là tên gọi chung của hơn 200 triệu chứng kéo dài ở các bệnh nhân mắc COVID-19. Tới nay, các bác sĩ vẫn chưa có được tiêu chuẩn lâm sàng rõ ràng để chẩn đoán hội chứng này.

Trong các nghiên cứu được đánh giá, năm triệu chứng kéo dài sau khi mắc COVID-19 thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau dạ dày và mất tập trung.

Tuy nhiên, một vài thí nghiệm đã so sánh và phát hiện số trẻ gặp phải các triệu chứng trên ở nhóm mắc COVID-19 tương tự ở nhóm không mắc COVID-19. Đa số nghiên cứu cho thấy các triệu chứng này không kéo dài quá 12 tuần.

Một vài nghiên cứu khác có tỷ lệ người tham gia phản hồi thấp, gây ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu.

"Những người trả lời các khảo sát này là những người có các triệu chứng trên. Vì thế, tỷ lệ người gặp phải Long Covid có thể lớn hơn so với thực tế", ông Curtis cho biết.

A1

Đa số trẻ mắc COVID-19 nhập viện là do phụ huynh đề phòng nguy cơ bệnh trở nặng

Bên cạnh việc trấn an phụ huynh, ông lưu ý mọi người không xem nhẹ tác động của Long Covid đối với mỗi cá nhân.

"Không ai nói rằng Long Covid không tồn tại. Chúng ta cần phải biết cách chẩn đoán và chữa hội chứng này", ông nói.

Một hồ sơ nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em Murdoch cho biết biến chủng Delta không gây ra bệnh nặng hơn ở trẻ em so với các biến chủng khác.

"Số ca nhập viện và cần chăm sóc tích cực ở trẻ em vẫn rất thấp", ông Curtis cho biết. "Đa số trẻ nhập viện do COVID-19 đã nhanh chóng phục hồi và được xuất viện".

Tuy vậy, hồ sơ nghiên cứu này cho biết trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có bệnh nền như béo phì, bệnh thận mạn tính và rối loạn miễn dịch, có nguy cơ gặp các triệu chứng nghiêm trọng cao hơn gấp 25 lần so với người bình thường.

Đến nay, Australia không có ca tử vong do COVID-19 ở nhóm trẻ nhỏ và chỉ một ca ở nhóm thanh thiếu niên.

Ngọc Bích (Theo AFP)

comment Bình luận

largeer