Phẫu thuật thành công khối u 1.3kg ở vị trí hiếm gặp

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật lấy khối u 1.3kg ở vị trí hiếm gặp ra khỏi một bệnh nhân nữ 56 tuổi.
21/09/2020 14:00

Bệnh nhân là chị Lê Thị Thúy Hằng (56 tuổi, TP HCM). Năm 2016, chị Hằng phát hiện có khối u nhỏ ở vị trí mặt trong của đùi trái. Ngoài vị trí này, nhiều khối u có tính chất tương tự cũng xuất hiện rải rác ở tay, chân. Sau khi thăm khám, chụp X-quang và cộng hưởng từ tại một bệnh viện ở TP HCM, bác sĩ kết luận chị bị đa u xương sụn lành tính, chưa cần xử trí hay can thiệp điều trị.

Hơn một năm sau, khối u ở vị trí mặt trong đùi trái phát triển nhanh, kích thước to bất thường, che lấp vùng kín khiến việc tiểu tiện và vệ sinh khó khăn, thậm chí không thể ngồi và đi lại. Lúc này, chị được chẩn đoán sarcoma sụn (ung thư sụn) nhưng bác sĩ nhiều nơi từ chối phẫu thuật vì khối u đã quá lớn. Nếu phẫu thuật có nguy cơ lấy không hết u, khả năng tái phát cao, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

khoi u

Khối u kích thước 20x30 cm nằm sát ụ ngồi xương chậu của nữ bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh cung cấp

"Tôi đi rất nhiều bệnh viện, nhưng qua hơn 20 lần khám và hội chẩn, bác sĩ vẫn từ chối phẫu thuật và khuyên tôi chấp nhận sống chung với khối u, hoặc nếu có can thiệp thì chỉ còn cách cắt bỏ toàn bộ chân trái. Lúc ấy tôi hoang mang, lo sợ, không biết mình nên làm gì và sống được bao lâu", chị Hằng kể lại.

Vào giữa tháng 9/2020, ca mổ của chị Hằng diễn ra và kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, được Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng, Trung tâm phẫu thuật Khớp - Y học Thể thao Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhận định hiếm gặp.

Đây là khối u tế bào sụn ác tính kích thước lớn bất thường, bờ nham nhở, cứng chắc, không rõ ranh giới, phát triển trên nền một khối u xương sụn lành tính xuất phát từ ụ ngồi. Lần đầu tiên trong 20 năm làm nghề, ông thực hiện ca mổ trong hoàn cảnh đặc biệt, bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình thao tác ở tư thế thăm khám sản phụ khoa và đường mổ đi từ dưới ụ ngồi (phía mông) ngược lên.

Tình cờ theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe và biết Bệnh viện đa khoa Tâm Anh ở Hà Nội có Trung tâm phẫu thuật Khớp - Y học thể thao đã thực hiện thành công nhiều ca phức tạp cho người bệnh ung thư xương, tháng 9, chị quyết định ra Hà Nội với hy vọng sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u mà vẫn bảo toàn chi thể.

khoi u 1

Khối u sụn của bệnh nhân Lê Thị Thúy Hằng được cắt bỏ. Ảnh: Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh cung cấp.

Bác sĩ Trần Trung Dũng chia sẻ, khối u của bệnh nhân là u lành tính biến đổi thành ác tính (ung thư hóa) chứ không phải là khối u ung thư nguyên phát. Êkip hơn 10 bác sĩ đầu ngành hội chẩn, đánh giá lại vị trí, kích thước khối u, lên phương án tiếp cận, tiên lượng tất cả các nguy cơ.

Điều quan trọng trước hết là phải xác định chính xác vị trí khối u để bóc tách trọn vẹn mà vẫn giữ chi thể. Tuy nhiên, việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn do khối u có vị trí xuất phát khác thường: từ vùng sát với ụ ngồi của xương chậu, phát triển ra vùng bẹn chứ không từ vùng xương đùi hay từ phần mềm. Khối u đã xâm lấn sang tổ chức xung quanh, chèn ép vào mạch máu và thần kinh vùng mông và đùi. Bằng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất, các bác sĩ đã xác định chính xác vị trí khối u. Êkip đưa ra phương án phẫu thuật lấy toàn bộ khối u mà vẫn bảo toàn mạch máu thần kinh xung quanh và chi thể cho bệnh nhân. Đây là thách thức lớn được đặt ra với các bác sĩ của bệnh viện Tâm Anh.

Tình cờ theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe và biết Bệnh viện đa khoa Tâm Anh ở Hà Nội có Trung tâm phẫu thuật Khớp - Y học thể thao đã thực hiện thành công nhiều ca phức tạp cho người bệnh ung thư xương, tháng 9, chị quyết định ra Hà Nội với hy vọng sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u mà vẫn bảo toàn chi thể.

Bác sĩ Trần Trung Dũng chia sẻ, khối u của bệnh nhân là u lành tính biến đổi thành ác tính (ung thư hóa) chứ không phải là khối u ung thư nguyên phát. Êkip hơn 10 bác sĩ đầu ngành hội chẩn, đánh giá lại vị trí, kích thước khối u, lên phương án tiếp cận, tiên lượng tất cả các nguy cơ.

Điều quan trọng trước hết là phải xác định chính xác vị trí khối u để bóc tách trọn vẹn mà vẫn giữ chi thể. Tuy nhiên, việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn do khối u có vị trí xuất phát khác thường: từ vùng sát với ụ ngồi của xương chậu, phát triển ra vùng bẹn chứ không từ vùng xương đùi hay từ phần mềm. Khối u đã xâm lấn sang tổ chức xung quanh, chèn ép vào mạch máu và thần kinh vùng mông và đùi. Bằng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất, các bác sĩ đã xác định chính xác vị trí khối u. Êkip đưa ra phương án phẫu thuật lấy toàn bộ khối u mà vẫn bảo toàn mạch máu thần kinh xung quanh và chi thể cho bệnh nhân. Đây là thách thức lớn được đặt ra với các bác sĩ của bệnh viện Tâm Anh.

Ung thư sụn có thể xuất hiện nguyên phát hoặc chuyển dạng thành ác tính từ u xương sụn lành tính. U xương sụn lành tính như trường hợp của chị Lê Thị Thúy Hằng là loại u hay gặp nhất của hệ xương, lên đến 20-50% các khối u xương. Với trường hợp đa u xương sụn như vậy, bác sĩ Trần Trung Dũng đánh giá có khoảng 30% sẽ xảy ra tình trạng biến đổi ác tính thành ung thư nên người bệnh cần cảnh giác về nguy cơ chuyển từ u xương lành sang dạng ác tính.

Đa số các trường hợp người bệnh u xương sụn lành tính thường không theo dõi bệnh định kỳ do chủ quan, chỉ đến khi khối u có các biểu hiện bất thường như phát triển nhanh và gây đau quá mức mới thăm khám thì đã muộn. Các khối u ung thư hóa thường phá hủy xương khiến bệnh nhân bị biến dạng chi, đau đớn, hạn chế vận động, có thể dẫn tới tử vong khi các tế bào ung thư di căn, nếu phẫu thuật không khéo sẽ dẫn tới phải đoạn chi.

Để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trước khi u sụn lành tính chuyển thành u ác tính, Phó giáo sư Dũng khuyến cáo bệnh nhân cần thăm khám định kỳ 2-3 tháng một lần, đặc biệt khi có các dấu hiệu xương hoặc khối sụn vẫn phát triển khi hết thời kỳ tăng trưởng, đau xương sau tuổi dậy thì, mô mềm vị trí u xương sụn to lên bất thường, nắp khối u xương sụn dày trên 1,5 cm, đau khi vận động... Có những dấu hiệu này cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, sàng lọc và theo dõi chặt chẽ.

Theo VnExpress

comment Bình luận

largeer