Phòng bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em mầm non

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt đối với trẻ em. Ở giai đoạn từ 6 tháng đến 24 tháng là thời điểm tốc độ tăng trưởng của trẻ nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng cao.
21/11/2023 14:41

Theo thống kê của UNICEF, Việt Nam có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, trong đó tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa cao gấp 2 lần tỷ lệ trẻ em ở miền đồng bằng. Tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn rất phổ biến. Tỷ lệ thiếu máu chung ở trẻ em dưới 5 tuổi là 28%, 31% ở dân tộc thiểu số và 32% ở phụ nữ mang thai. Các thống kê cũng chỉ ra rằng, chỉ 1/4 trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn và 59% trẻ được cung cấp chế độ ăn dặm đa dạng và đầy đủ.

Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển ở trẻ em dưới 5 tuổi do chế độ ăn của trẻ không đảm bảo nhu cầu protein, năng lượng và các chất dinh dưỡng khác. Kèm theo trẻ hay mác các bệnh nhiễm khuẩn.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1.000 ngày đầu tiên từ khi thụ thai đến sinh nhật 2 tuổi là khoảng thời gian đặc biệt để thiết lập nền tảng cho sức khỏe, sự trưởng thành, ngăn ngừa tình trạng và hậu quả của thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, việc đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp cho bà mẹ mang thai và thai nhi cho đến 2 tuổi là vấn đề vô cùng quan trọng. Song thực tế cho thấy, bà mẹ và những người chăm sóc trẻ, giáo viên mầm non còn thiếu kiến thức đúng đắn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Các nhân viên y tế cũng chưa coi trọng lĩnh vực dinh dưỡng trong quá trình khám chữa bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe trẻ em. Điều đó dẫn đến những sai lầm trong phương pháp nuôi dưỡng trẻ như: Không cho trẻ bú sữa non của mẹ ngay trong những ngày đầu đời sau khi sinh; không nuôi con bằng sữa mẹ; trẻ bị cai sữa sớm; ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, bữa ăn không đầy đủ về số lượng (số lần ăn, số nhóm thực phẩm, số lượng các chất dinh dưỡng) và chất lượng (nguồn thực phẩm, tính cân đối các chất dinh dưỡng); khẩu phần ăn của trẻ mất cân đối, gây ra thiếu năng lượng, thiếu đạm và các vi lượng cần thiết cho sự phát triển và lớn lên của trẻ (sắt, đồng, kẽm, iod, các vitamin A,D...); do cha mẹ bị ảnh hưởng của các thói quen từng vùng miền, các dân tộc. Khi trẻ bị các bệnh nhiễm trùng (ỉa chảy, viêm phổi, sởi, lao), nhiễm ký sinh trùng (giun sán) trẻ sẽ lười ăn, nôn trớ... làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Mặt khác khi bị suy dinh dưỡng sẽ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn lại làm cho suy dinh dưỡng nặng hơn. Ngoài các nguyên nhân trên, một số các yếu tố ảnh hưởng làm trẻ dễ bị suy dnh dưỡng đó là: Trẻ đẻ thấp cân; bị dị tật bẩm sinh; bà mẹ đẻ nhiều con; kinh tế gia đình khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu; vệ sinh môi trường và dịch vụ chăm sóc sức khỏe yếu kém.

Ảnh minh họa: Megastory

Ảnh minh họa: Megastory

Hậu quả của suy dinh dưỡng là làm giảm sự phát triển thể lực và trí tuệ, tinh thần của trẻ; giảm sức đề kháng của cơ thể, do đó có nhiều nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Khi mắc phải bệnh thì sẽ nặng hơn, dễ bị tử vong hơn. Thời gian hồi phục sức khỏe lâu hơn.

Có nhiều cách phân loại suy dinh dưỡng như dựa vào chỉ tiêu cân nặng so với tuổi (cân nặng/tuổi), chiều cao so với tuổi (chiều cao/tuổi) hoặc (cân nặng/chiều cao) và so sánh với chuẩn. Ở nước ta hiện nay thống nhất sử dụng cách phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1981 là đánh giá suy dinh dưỡng dựa vào tiêu chuẩn cân nặng theo tuổi và có các mức độ sau:

Suy dinh dưỡng độ I: Trẻ có cân nặng dưới -2SD đến -3SD, tương đương với 70% – 80% cân nặng của trẻ bình thường. Kiểm tra lớp mỡ dưới da bụng thấy mỏng. Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

Suy dinh dưỡng độ II: Trẻ có cân nặng dưới -3SD đến -4SD, tương đương với 60% đến 70% cân nặng của trẻ bình thường. Kiểm tra lớp mỡ dưới da bụng, mông và tay chân không còn. Trẻ biếng ăn và từng đợt có những rối loạn về tiêu hóa.

Suy dinh dưỡng độ III có 3 thể sau đây:

Thể teo đét (Maramus): Trẻ có cân nặng dưới –4SD, tương đương với dưới 60% cân nặng của trẻ bình thường. Trẻ gầy đét, chỉ còn da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất hoàn toàn lớp mỡ dưới da ở má. Cơ bị nhão, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tinh thần mệt mỏi, ít có phản ứng với môi trường bên ngoài. Trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi. Trẻ có thể thèm ăn hoặc kém ăn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa nhu ỉa long “phân sống”. Gan có thể hơi to hoặc bình thường.

Thể phù (Kwashiokor): Cân nặng trẻ chỉ còn 60% - 80% cân nặng trẻ bình thường Trẻ bị phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, mềm, khi ấn thì lõm. Các cơ nhẽo, đôi khi bị che lấp do phù. Lớp mỡ dưới da còn ít. Da khô, trên da có thể xuất hiện những mảng sắc tố ở ben, đùi, tay, lúc đầu là những chấm nhỏ mọc rải rác rồi lan to dần ra thành những đám mầu nâu, vài ngày sau bong ra để lại một lớp da non, rỉ nước, rất dễ bị nhiễm khuẩn. Tóc trẻ thưa, có màu hung đỏ và dễ rụng. Móng tay mềm dễ gãy. Trẻ kém ăn, hay nôn trớ, đi ngoài phân “sống” lỏng và có nhầy mỡ. Trẻ hay quấy khóc, ít vận động.

Thể phối hợp Maramux – Kwashiokor: Cân nặng trẻ còn dưới 60 cân nạng trẻ bình thường. Trẻ bị phù, nhưng cơ thể lại gầy đét, kém an và hay bị rối loạn tiêu hóa.

Hiện nay,ở các trường mầm non hay sử dụng “Biểu đồ tăng trưởng” để giúp cho các giáo viên và cha mẹ phát hiện, theo dõi suy dinh dưỡng ở trẻ. Trên bảng biểu đồ có 4 kênh với ký hiệu A,B,C,D dựa vào chỉ số cân nặng/tuổi thì kênh A là trẻ khỏe mạnh, kênh B là suy dinh dưỡng độ I, kênh C là suy dinh dưỡng độ II, kênh D là suy dinh dưỡng độ III.

Để phòng bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ cần: Các bà mẹ phải được chăm sóc tốt khi mang thai và thời kỳ cho con bú như nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất để nuôi dưỡng thai và nuôi con; Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ càng sớm càng tốt có thể kéo dài đến 2 năm nếu như người mẹ còn sữa. Cho trẻ ăn sam đúng cách, đủ chất, đủ lượng và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của từng lứa tuổi để phòng dịch bệnh, đặc biệt là sởi và lao. Khi trẻ mắc bệnh phải chữa ngay, nhất là các bệnh tiêu chảy, sởi, viêm phổi.. đồng thời phải chú ý chăm sóc, tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị ốm; Ở các trường mầm non, các bằng biểu đồ tăng trưởng để phát hiện kịp thời tình giáo viên cần theo dõi cân nặng hàng tháng cho trẻ biết để cùng phối hợp can thiệp sớm, không để trẻ bị suy trạng suy dinh dưỡng của trẻ, thông báo cho các bà mẹ sinh dưỡng nặng mới chữa trị; Cần tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và phổ cập giáo dục sức khỏe cho chị tác kế hoạch hóa gia đình và vệ sinh an toàn thực phẩm. em phụ nữ và nữ tuổi vị thành niên, thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và vệ sinh an toàn thực phẩm.

PGS.TS.BS. NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Phó Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam

comment Bình luận

largeer