Phú Thọ: Cấp cứu bé trai 13 tuổi bị đuối nước dẫn đến suy hô hấp nặng
Bệnh nhi ngay lập tức được thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực, được chụp X-quang và siêu âm tại giường. Kết quả chẩn đoán suy hô hấp biến chứng ARDS do đuối nước. Bệnh nhi được thở oxy dòng cao, điều trị kháng sinh và corticoid. Sau điều trị, bệnh nhi đã tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số ổn định, được cai thở oxy và được ra viện sau đó 5 ngày.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân
Theo Ths.BS Nguyễn Đức Lịch, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, đây là một trường hợp sau đuối nước có các triệu chứng suy hô hấp điển hình, may mắn được đưa vào bệnh viện sớm nên đạt được hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh không may mắn như vậy do việc hồi sức cấp cứu ban đầu không đúng cách, hoặc có những trường hợp người bệnh tỉnh, có triệu chứng như trên nhưng gia đình chủ quan không đưa đến bệnh viện sớm nên để lại những hậu quả đáng tiếc.
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động, khiến trẻ nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, tim chậm dần rồi ngừng hẳn. Thời gian vàng để cấp cứu trẻ đuối nước là từ 0 - 4 phút từ lúc trẻ rơi vào nước, việc sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ giúp tăng cơ hội điều trị.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người khi thấy trẻ bị đuối nước lại vội vàng dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. Đây là hành động hoàn toàn sai lầm vì không chỉ làm lỡ thời gian hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, gây nguy cơ tử vong mà còn có thể gây ra di chứng não nếu người bệnh được cứu sống.
Nguyên nhân là do khi bị ngạt nước, nước ở trong phổi sẽ được tống ra ngoài thông qua hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và người bệnh thở trở lại. Nếu không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não, dẫn đến các di chứng ở não. Do đó, khi gặp người bị đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp, sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Để phòng tránh đuối nước ở trẻ em cần chú ý: Không để trẻ đi tắm, bơi ngoài sông, suối, ao hồ mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh bị ngã, rơi xuống hố. Dạy trẻ tập bơi. Trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, cách nhận biết khu vực nước sâu, nguy hiểm để không xuống chơi, xuống bơi.
Đuối nước hoàn toàn có thể phòng tránh được từ sự quan tâm và hành động thiết thực của mỗi gia đình, bên cạnh đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, các đoàn thể xã hội và nhà trường nhằm xây dựng môi trường an toàn cho trẻ, đồng thời quan tâm giáo dục về các kỹ năng phòng chống đuối nước cho người dân, đặc biệt là trẻ em, học sinh.
Mạnh Hà
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm