Phú Thọ: Xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết

Mới đây, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
17/01/2025 23:14

Bé trai được chỉ định mổ ở tuần 38 có cân nặng 5kg, trẻ chào đời khóc to, tím môi chi, miệng đùn bọt cua, rút lõm lồng ngực dương tính, test đường máu 2,3 mmol/l.

Sau hội chẩn với Khoa Nhi, các bác sĩ thống nhất chần đoán: Suy hô hấp/hạ đường máu sơ sinh/theo dõi chậm tiêu dịch phổi. Trẻ được chuyển về Đơn nguyên Sơ sinh theo dõi và điều trị tiếp. Sau 2 ngày, trẻ ổn định, dừng thở máy được ghép mẹ.

c7160-17369716863646-1920-17370456413562062578011

Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết được theo dõi đặc biệt

Theo các bác sĩ, não cần đường huyết để hoạt động, vì đây là nguồn năng lượng duy nhất để các tế bào não hoạt động, khi không đủ glucose, các tế bào chuyển sang chuyển hóa yếm khí, sinh ra những sản phẩm bất lợi và có thể gây độc cho não. Thậm chí, hạ đường huyết nặng hoặc kéo dài có thể gây co giật và chấn thương não nghiêm trọng.

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là tình trạng mức độ glucose trong máu thấp hơn bình thường. Trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu sinh ra từ mẹ có bệnh tiểu đường, sinh non, thai to so với tuổi thai hoặc là thai quá ngày.

Tình trạng hạ đường huyết sơ sinh vô cùng nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả nặng nề do khó phát hiện được sớm. Những dấu hiệu khi lượng đường trong máu thấp có thể không rõ ràng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm: Run rẩy; Da và môi tím tái; Có cơn ngừng thở kéo dài; Nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt); Cơ bắp mềm nhũn ra (trương lực cơ kém); Bú kém; Thiếu linh hoạt, thờ ơ; Co giật.

Phụ huynh lưu ý cần đặc biệt quan tâm và theo dõi sát sao trẻ trong những ngày đầu đời. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đã liệt kê, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer