Quảng Bình nâng cao nhận thức về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa

UBND tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 30/1/2024 yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cơ quan, tổ chức và toàn dân về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa.
31/01/2024 15:11

Kế hoạch hướng tới mục tiêu cụ thể đến năm 2025 tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, năng lực và kỹ năng ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa cho cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân; xây dựng cơ chế vận hành hoạt động phòng thủ dân sự tương ứng với điều kiện, tình huống cụ thể; tổ chức rà soát quy hoạch, hoàn thiện phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp phù hợp với đặc điểm địa phương, lĩnh vực và bảo đảm tính khả thi...

Đến năm 2030 và những năm tiếp theo, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đầu tư hoàn thiện trang thiết bị cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, kết hợp với nâng cao năng lực cho lực lượng tại chỗ, bảo đảm thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”; xây dựng, hoàn thiện, áp dụng vào thực tiễn bộ tiêu chí về năng lực phòng ngừa thảm họa chiến tranh đối với công trình, chương trình phát triển kinh tế - xã hội lớn, trọng điểm.

qb1

(Ảnh minh họa: VGP)

Để đạt mục tiêu đề ra, cùng với kiện toàn, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, điều hành phòng thủ dân sự, UBND tỉnh yêu cầu cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho lực lượng và Nhân dân; xây dựng lực lượng chuyên trách đủ sức hoàn thành nhiệm vụ đi đôi với nâng cao năng lực cho lực lượng tại chỗ, lực lượng rộng rãi; triển khai Chiến lược Quốc gia phòng thủ dân sự gắn kết chặt chẽ với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh Quốc gia, bảo vệ Tổ quốc và chiến lược chuyên ngành liên quan; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành, địa phương đa dạng hóa và ưu tiên nguồn lực để phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, giảm thiệt hại và nhanh chóng ổn định tình hình; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự; tiến hành sơ kết, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về phòng thủ dân sự…

Minh Huyền

comment Bình luận

largeer