Sau khi bị cắt rời 90 phút, rắn đuôi đỏ vẫn có thể phóng nọc độc cực mạnh theo phản xạ

Trong số các loài rắn lục, rắn lục đuôi đỏ là loài rắn cực độc. Khi cắn, chúng truyền chất độc với 20 thành phần khác nhau sang cơ thể nạn nhân. Thậm chí, sau khi bị cắt rời 90 phút, chúng vẫn có thể phóng nọc độc theo phản xạ.
23/09/2020 09:53

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có vảy với tên khoa học là Trimeresurus albolabris. Chiều dài thân của rắn lục đuôi đỏ vào khoảng 60 - 81cm. Theo đúng mô tả, rắn lục đuôi đỏ có phần đuôi đỏ ửng - rất dễ nhận biết, sống chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

 

Trong số các loài rắn lục, rắn lục đuôi đỏ là loài rắn cực độc. Khi cắn, chúng truyền chất độc với 20 thành phần khác nhau sang cơ thể nạn nhân. Chất độc này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim. Đồng thời, theo các chuyên gia, khi rắn cái mang thai, nọc độc của chúng sẽ mạnh và tiết nhiều hơn bình thường.

Mặc dù mang độc tố mạnh nhưng có rất ít ca tử vong bởi rắn lục đuôi đỏ cắn trên thế giới. Tuy nhiên người bệnh cần được chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để tiêm huyết thanh bởi hợp chất này phát huy tác dụng tốt nhất trong khoảng 4 giờ sau khi bị rắn cắn.

ra

ran luc duoi do can

Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc.

Theo các chuyên gia, đặc biệt lưu ý khi sơ cứu cho nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn là không nên sử dụng gạc garô hay rạch rộng vết thương để hút nọc độc bằng miệng. Bởi việc làm trên sẽ khiến vết thương sưng to và dễ hoại tử hơn. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng băng ép, tẩy sạch nọc độc bên ngoài và chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trước đó, vào năm 2014, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường tại Quảng Ngãi và ít nhất có hơn 30 người phải vào viện cấp cứu vì bị loại rắn này cắn. 

Mới đây, Bệnh viện quận Thủ Đức cũng đã điều trị, phải truyền 18 chai huyết thanh để cứu sống một bệnh nhân nam bị rắn lục đuôi đỏ cắn.

Đã đăng tải trước đó, Tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho biết: Nọc độc của rắn lục không tác động lên hệ thần kinh mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử. Đáng ngại hơn là một con rắn chết, thậm chí đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ đến 90 phút sau khi nó chết. 

Khi bị rắn cắn, cần hạn chế vận động để tránh làm tăng nhanh quá trình tác động của nọc đến các phần khác của cơ thể, không nên rạch vết thương vì có thể làm mất máu cấp.

Dương Nhung (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer