Sông Hằng liệu có trở thành nguồn nước lây COVID-19 hay không?
Các nhân viên y tế đang xử lý các thi thể nhiễm COVID-19 được vớt bên bờ sông Hằng
Một chuyên viên Viện nghiên cứu Độc dược học Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đang triển khai thực hiện dự án nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông Hằng, nhằm trả lời liệu trong đó có chứa virus SARS-CoV-2 hay không. Hiện dự án này đang được triển khai ở giai đoạn đầu.
Trước đó, tờ Times of India đưa tin, hàng trăm thi thể được phát hiện trên sông Hằng đoạn giữa hai bang Bihar và Uttar Pradesh. Giới chức Ấn Độ đã xác thực nhiều thi thể trong số đó là những ca tử vong do nhiễm COVID-19. Theo người dân địa phương, nguyên nhân khiến thi thể bị ném xuống sông là do các lò hỏa táng quá tải, hoặc do gia đình nghèo không đủ tiền mua củi để hỏa táng.
Không chỉ vậy, nước sông Hằng gần đây còn chuyển sang màu xanh lục, bốc mùi lạ. Theo kết quả kiểm tra của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 100ml nước sông Hằng thì có hàng chục mầm bệnh, trong đó hàm lượng khuẩn Escherichia coli cao gấp 200 lần so với mức an toàn. Người dân sống ở dọc lưu vực sông Hằng đều hết sức lo lắng về tình trạng này.
Trong khi đó, một số nghiên cứu đã cho thấy, virus đưa ra bên ngoài vật thể không đồng nghĩa với việc sẽ “chết”, mà sau khi ra khỏi vật chủ, virus sẽ có thể tiếp tục sống hoặc về trạng thái “ngủ đông” trong thời gian ngắn và bay lơ lửng trong không khí.
Khi tiếp xúc với một vật chủ tiếp theo, chúng tìm cơ hội bám dính, để lây truyền bệnh do virus này mang lại. Vì vậy, virus SARS-CoV-2 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, loại virus này hoàn toàn có thể tồn tại trong thời gian ngắn sau khi rời vật chủ.
Điều này làm dấy lên dư luận cho rằng, nước sông Hằng có chứa virus SARS-CoV-2 và có khả năng làm lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng.
Trước tình hình trên, Tổ chức Sứ mệnh Quốc gia Làm sạch Sông Hằng (NMCG) khởi xướng tiến hành dự án nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước để làm rõ vấn đề mà người dân Ấn Độ đang lo lắng. Theo đó, các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Độc dược học Ấn Độ tiến hành phân đoạn, rút lô mẫu xét nghiệm đầu tiên tại 13 địa điểm trên sông Hằng, đoạn từ Kannauj, bang Uttar Pradesh đến Patna, bang Bihar. Các mẫu nước được xét nghiệm theo phương pháp Real-Time PCR, để rút RNA của virus, qua đó xác định mẫu nước có chứa virus SARS-CoV-2 hay không.
Các lò hỏa táng tập trung của các ca tử vong do COVID-19
Mặc dù kết quả nghiên cứu chưa được công bố nhưng hầu hết các chuyên gia y tế Ấn Độ đều cho rằng, virus SARS-CoV-2 không thể tồn tại lâu sau khi rời vật chủ, vì vậy loại virus này không thể tồn tại trong nguồn nước ở sông Hằng.
Trước đó, Tare, một chuyên viên nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ Kanpur (Ấn Độ) đã công bố kết quả nghiên cứu về con đường lây truyền của virus SARS-CoV-2, trong đó bác bỏ thông tin liên quan đến dư luận cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể lan truyền qua sông, suối và các đường nước khác.
“Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 tại Ấn Độ đang có diễn biến rất phức tạp, việc thi thể bệnh nhân COVID-19 ở dòng chính và các nhánh của sông Hằng là một vấn đề nghiêm trọng, cần được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, việc ném thi thể bệnh nhân đã tử vong xuống sông không có tác động nhiều đến tình hình dịch COVID-19 hiện nay”.
(Theo Laodong)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm