Sử dụng tế bào gốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho cụ bà 70 tuổi

Bệnh nhân Trần Đăng Kh.70 tuổi đang bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn nặng, mới đây bệnh nhân này nhập viện và đã được điều trị bằng liệu pháp tiêm tế bào gốc.
28/12/2020 15:26

Bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, bệnh viện mới điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho bệnh nhân Trần Đăng Kh. (70 tuổi, nhà ở huyện Phú Xuyên) bằng liệu pháp tiêm tế bào gốc.

leo-cau-thang-thay-kho-tho-_501609125196

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 5 năm trước và theo dõi điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Đến năm 2019, bệnh nhân được theo dõi tại Bệnh viện Bạch Mai. Lúc này, bệnh nhên bị viêm phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn nặng.

Cụ thể, khi leo cầu thang hoặc đi bộ từ 100 - 200 mét thì bệnh nhân lên cơn khó thở. Trong một năm, bệnh nhân xuất hiện nhiều đợt cấp, có lần phải nằm viện để điều trị. Mức độ thông khí tắc nghẽn nặng và bệnh nhân có chỉ định để điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc.

Tháng 5/2020 bệnh nhân được truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ lần 1 và tháng 12/2020 được thực hiện lần 2.

Sau truyền tế bào gốc, bệnh nhân đi bộ được quãng đường dài hơn, leo được cầu thang với tầng cao hơn mà không xuất hiện khó thở hoặc xuất hiện khó thở với mức độ nhẹ.

Và khi xuất hiện các cơn khó thở, bệnh nhân có thể tự kiểm soát được theo hướng dẫn của bác sĩ mà không phải vào bệnh viện để điều trị. 

Bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy chia sẻ, tế bào gốc, trong đó có tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cell) là những tế bào gốc đa năng có khả năng biệt hóa thành các tế bào có chức năng riêng biệt. Tế bào gốc trung mô được thu nhận từ tủy xương, mô mỡ, cuống rốn, máu ngoại vi…

Qua các nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trung mô còn có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, có tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch. Vì vậy, tế bào gốc trung mô có thể tác động đến cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và làm chậm tiến triển của bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Việc dùng tế bào gốc trung mô tự thân sẽ giúp loại bỏ nguy cơ liên quan đến thải ghép.

Theo PN TP.HCM

comment Bình luận

largeer