Sữa đặc là gì? Trẻ em mấy tháng tuổi uống được sữa đặc?

Trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho trẻ em. Trong đó sữa đặc cũng là một dạng sản phẩm mà trẻ em có thể sử dụng, tuy nhiên cần có những lưu ý nhất định.
17/11/2020 10:25

Sữa đặc là gì?

Sữa đặc hay sữa cô đặc là sữa bò đã hút hết nước. Loại sữa này thường ở dạng sữa đặc có đường. 

Về quy trình sản xuất, sữa thô được lọc gạn và chuẩn hóa, sau đó nung nóng đến 85–90 °C (185–194 °F) trong vài giây. Quá trình nung nóng này tiêu diệt một số vi sinh vật, giảm phân tách chất béo và ức chế quá trình oxy hóa. Nước bốc hơi từ sữa và đường được thêm vào cho đến 9:11 (gần một nửa) tỷ lệ đường trên (bốc hơi) sữa là đạt. Đường kéo dài thời hạn sử dụng của sữa đặc có đường. Đường mía tăng áp suất thẩm thấu của chất lỏng, trong đó ngăn chặn phát triển vi sinh vật. Sữa bốc hơi ngọt được làm mát và kết tinh đường sữa được giữ lại.

sua dac

Sữa đặc có nhiều đường nhưng lại nghèo dinh dưỡng.

Do đó, sữa đặc có đường béo nhưng lại nghèo các chất dinh dưỡng khác như đạm, vitamin và các khoáng chất khác.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa đặc?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không nên uống sữa đặc vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, không thể tiêu hóa hết các dưỡng chất có trong sữa đặc có đường như sữa mẹ hay sữa công thức. Ngoài ra, hàm lượng các dưỡng chất trong sữa đặc không thích hợp đối với trẻ, có thể gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ, gây kích ứng niêm mạc hệ tiêu hóa dẫn đến đi ngoài ra máu.

Bên cạnh đó, do lượng đường trong sữa đặc cao nên mỗi khi pha phải hòa thêm nước để bớt ngọt. Điều này vô hình chung khiến lượng đạm và chất béo trong sữa cũng bị pha loãng theo, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé. Nếu cho trẻ sơ sinh uống sữa đặc lâu dài có thể bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn về sau.

Ngoài ra, nếu mẹ lạm dụng, cho trẻ sơ sinh uống nhiều sữa đặc có thể khiến bé thay đổi khẩu vị, bỏ bú sữa mẹ, nghiêm trọng hơn có thể gây bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh.

be trai thieu mau

Bé trai thừa cân nhưng thiếu máu do uống sữa đặc. (Ảnh: BVCC)

Mới đây, một bé trai 6 tháng tuổi nặng hơn 9 kg, trông bụ bẫm nhưng thiếu máu, thiếu sắt nặng, phải truyền máu bổ sung đã được Bệnh viện Nhi đồng TP HCM tiếp nhận. 

Cha mẹ bỏ rơi, bé được bà nội nuôi dưỡng. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bà nội chỉ đủ điều kiện nuôi cháu bằng sữa đặc có đường.

Bé bụ bẫm song da xanh xao, nhợt nhạt do thiếu dinh dưỡng và vi chất. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị thiếu máu, thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu trong máu chỉ còn 16%, bình thường độ tuổi này phải đạt trên 30%.

Trẻ từ 12 tháng tuổi uống được sữa đặc

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể uống sữa đặc vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn. Uống sữa đặc giúp bổ sung canxi, hỗ trợ hệ xương và răng chắc khỏe.

Hơn nữa, sữa đặc cũng là nguồn bổ sung vitamin D, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi, phòng tránh các bệnh xương khớp, huyết áp, đột quỵ…

Tuy nhiên, khi cho trẻ (trên 12 tháng tuổi) uống sữa đặc, mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho bé: Không nên cho uống hàng ngày, có thể khiến bé bú mẹ ít đi, thậm chí bỏ bú vì sữa đặc ngọt, đậm vị hơn rất nhiều. Pha thêm sữa đăc với nước ấm để giảm độ ngọt ngọt hoặc cho bé ăn sữa cùng với bánh mỳ, làm sinh tố, làm bánh….Sữa đặc chỉ là uống thêm, mẹ vẫn cần duy trì cho bé bú mẹ đến 18 – 24 tháng hoặc lâu hơn có thể. 

Dương Nhung (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer