Tác dụng của cây đinh lăng
Đặc điểm của cây có thể nhận biết rõ như cây có chiều cao trung bình từ 1m – 1.5m, lá cây có hình lông chim và răng cưa ở hai bên mép. Cuống lá nhỏ, thường có màu nâu nhạt, dài từ 3mm đến 10mm, thường mọc so le với nhau. Lá đinh lăng có mùi thơm, rễ cây có vị ngọt, thanh mát, thường được ăn kèm với gỏi cá hoặc các món ăn dân gian khác. Khi trưởng thành, hoa có màu trắng nhạt, gồm nhiều tán hoa gộp lại, kích thước từ 7mm đến 18mm. Cây đinh lăng có quả dẹt độ dày 1mm có vòi màu trắng bạc. Vào thời gian tháng 4 tới tháng 7 cũng chính là mùa hoa nở.
Cây đinh lăng là thảo dược phổ biến ở Việt Nam (Ảnh: Sở Y tế Hà Nội)
Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
Theo nghiên cứu của GS. Ngô Ứng Long cùng học viện Quân Y, trong thành phần của đinh lăng gồm 8 loại saponin oleanane. Loại glucozit tự nhiên này sẽ làm tăng sự thấm của tế bào, kích thích các hoạt chất khác dễ hoà tan và hấp thụ nhanh hơn.
Saponin được tìm thấy nhiều nhất ở bộ phận rễ cây, với các vitamin như B1, B2, B6, vitamin C và hơn 20 axit amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là bộ ba axit amin quan trọng không thể thiếu như methionin, lyzin và xystei. Với những thành phần như trên nên đinh lăng còn được ví như “nhân sâm của người nghèo”.
Cây đinh lăng được trồng phổ biến trong mỗi gia đình (Ảnh: Thuốc Dân tộc)
Trong dân gian, cây đinh lăng thường được dùng để bồi bổ khí huyết, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Ngoài ra nước lá cây đinh lăng còn được dùng hàng ngày như nước uống bởi tính thanh mát, giải độc gan.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu Hương cùng các cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM đã chỉ ra rằng, từng bộ phận của cây sẽ có tác dụng y dược riêng như:
- Phần thân cây: Có tác dụng điều trị đau lưng, đau dây thần kinh tọa, chữa tê thấp hiệu quả.
- Phần lá cây: Lá đinh lăng có mặt trong nhiều bài thuốc chữa dị ứng, kích thích ra sữa, thông tia sữa cũng như áp xe vú ở phụ nữ.
- Hoa đinh lăng: Một số bài thuốc dân gian chỉ ra rằng, hoa đinh lăng khô khi ngâm với rượu sẽ có tác dụng tăng cường trí nhớ, lợi tiểu, hỗ trợ giấc ngủ sâu, an thần.
- Phần rễ cây: Rễ cây chứa nhiều vitamin nên thường được dùng để tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, tăng cường tuần hoàn máu.
Mặc dù đinh lăng có nhiều tác dụng trong Đông y, nhưng nếu không sử dụng đúng liều lượng sẽ gây ra nhiều độc tính cho cơ thể. Chính vì vậy, việc bổ sung kiến thức về loại thảo dược này trong chính bữa ăn của mọi nhà sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách khoa học.
Sử dụng đinh lăng an toàn và hiệu quả
Cũng giống như nhân sâm, nếu sử dụng cây đinh lăng quá liều lượng sẽ làm tổn thương gan, thận hay nghiêm trọng hơn là tim. Một số biểu hiện dễ dàng nhận thấy như mệt mỏi, sụt cân, kém ăn, tiêu chảy có thể là do cơ thể nạp quá nhiều saponin. Vì vậy, cần kiểm soát cũng như sử dụng cây đinh lăng an toàn, đạt hiệu quả tốt.
Đơn giản nhất chính là sử dụng lá đinh lăng khô, đun với nước sôi và dùng thay nước trà, một số người sẽ cho lá đinh lăng sấy khô vào phích, đổ hước và hãm trong vòng 15 phút. Sử dụng lá đinh lăng tươi hoặc khô đều mang lại hiệu quả tương tự, tuy nhiên cần phải sơ chế sạch sẽ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Một lưu ý nhỏ khi muốn sử dụng đinh lăng để hãm nước uống là hãy lựa chọn những lá già, bởi hàm lượng dưỡng chất trong lá sẽ cao hơn. Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng lá đinh lăng vì thành phần saponin có tính phá huyết, dễ sảy thai.
Dùng đinh lăng trong chế biến thực phẩm cũng được sử dụng phổ biến. Lá đinh lăng non được ăn kèm với gỏi cá, các món rau sống hay nấu kèm với các món hầm bồi bổ người ốm. Rễ cây được dùng để ngâm rượu, đặc biệt với những cây đinh lăng lâu năm. Phần rễ cây phát triển còn được một số người dùng làm quà biếu bởi chúng có giá trị dinh dưỡng không kém gì nhân sâm.
Điều trị đau mỏi gối
Cây đinh lăng được dùng phổ biến trong cả Đông y và Tây y, thảo dược có tính dương chuyên để điều trị đau lưng, đau mỏi gối hiệu quả. Một số bài thuốc mà các bạn có thể tham khảo để điều trị đau mỏi gối như:
Tác dụng Đông y của cây đinh lăng (Ảnh: Thuốc Dân tộc)
Bài thuốc 1: Sử dụng phần thân, cành của đinh lăng với khoảng 30g, cùng 10g rễ cây xấu hổ, cam thảo dây và cúc tần. Sắc lấy nước dùng 3 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Thái mỏng rễ cây đinh lăng, phơi khô, đong một lượng 0,5g, cùng 100ml nước đun trong vòng 15 phút. Dùng liên tục trong vòng 1 – 2 tháng.
Các bài thuốc Đông y điều trị đau mỏi gối cần được sử dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu tình trạng bệnh vẫn kéo dài cần đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
Tác dụng của đinh lăng cho phụ nữ sau sinh
Nhiều bà mẹ truyền tai nhau về tác dụng của cây đinh lăng cho phụ nữ sau sinh, vậy thực hư thế nào?
Như đã biết, các hàm lượng trong cây đinh lăng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lưu thông khí huyết… Đặc biệt với phụ nữ sau sinh, cây đinh lăng còn có nhiều tác dụng tuyệt vời có thể kể đến như:
- Thông tia sữa, chữa áp xe vú: Với tác dụng hòa tan hoạt chất nhờ 8 loại saponin, khi các mẹ sử dụng lá cây đinh lăng sẽ làm tan các cục sữa đông. Giảm cảm giác đau nhức do tắc tia sữa. Không dừng lại ở đó, cây đinh lăng còn kích thích tiết sức, giúp tăng lượng sữa cho phụ nữ sau sinh.
- Lưu thông khí huyết, chữa thiếu máu: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc sử dụng nước đinh lăng sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, giảm khô ráp cho phụ nữ sau sinh. Đồng thời lưu thông khí huyết, giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ hơn.
Mặc dù đinh lăng rất tốt cho phụ nữ sau sinh, nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc kích thích tia sữa, chứa áp xe vú: Chuẩn bị 40g rễ đinh lăng, 500ml nước sắc cho tới khi chỉ còn lại 1 nửa. Sử dụng 2 lần/ ngày trong thời gian 7 – 10 ngày sẽ đem lại hiệu quả.
- Bài thuốc lưu thông khí huyết: 20g tam thất, 100g hoàng tinh, hà thủ ô, rễ đinh lăng, thục địa. Đem tán nhuyễn, khi sử dụng pha 100g hỗn hợp với nước dùng trong ngày.
Các bài thuốc sẽ có hiệu quả riêng với từng cơ địa. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.
Hỗ trợ điều hòa giấc ngủ
Chứng mất ngủ thường xảy ra ở người cao tuổi, hoặc những người chịu áp lực công việc quá nhiều. Một bài thuốc dân gian vẫn thường được áp dụng để điều hòa giấc ngủ đó chính là sử dụng đinh lăng.
Sử dụng đinh lăng như trà mang lại giấc ngủ sâu
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: Tâm sen 12g, lá vông 20g, tang diệp 20g, liên nhục 16g và lá đinh lăng 24g (có thể sử dụng lá khô hoặc tươi đều được).
- Cách thực hiện: Cho hết nguyên liệu vào một bình cùng 400ml nước sắc trong vòng 30p cho tới khi chỉ còn 150ml.
- Thời gian: Ngày 2 lần/ trong thời gian 10 – 15 ngày.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng, cũng như tăng cường luyện tập thể thao để cải thiện chứng mất ngủ nhanh hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Bất cứ một loại thảo dược nào cũng có tác dụng tốt khi sử dụng với liều lượng vừa đủ, tránh lạm dụng sẽ dẫn đến nhiều tác hại đối với cơ thể.
- Chỉ nên sử dụng từ 10 – 20g đinh lăng khô mỗi ngày.
- Những cây đinh lăng có độ tuổi từ 3 năm mới có đầy đủ dược tính cần thiết.
- Các món ăn từ lá đinh lăng nên lựa chọn lá non để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
- Dùng rễ đinh lăng quá nhiều sẽ làm say thuốc, xuất hiện tình trạng nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy.
Theo Tạp chí Đông Y
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm