Tác dụng chữa bệnh của cây bồng bồng

Cây bồng bồng được ví như khắc tinh của bệnh ho, viêm phế quản và hen suyễn. Một loại cây thảo dược quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Vậy cây bồng bồng chữa bệnh gì? Tác dụng và cách dùng như thế nào cho hiệu quả?
25/04/2023 17:02

Cây bồng bồng được biết đến với một số tên gọi khác như nam tỳ bà, cây lá hen, bàng biển… thuộc họ Thiên Lý (Asclepiadaceae), có tên khoa học Calotropis gigantea (L.) Dryand. Được nhiều người mắc bệnh hen suyễn và viêm xoang sử dụng nhiều và mang lại tác dụng điều trị hiệu quả cao.

Cây bồng bồng có chiều cao từ 5 đến 7m, thuộc loại cây nhỏ. Lá mọc đối có chiều dài 12 đến 20cm, rộng 5 đến 11cm, cành có lông màu trắng. Mặt dưới có nhiều lông trắng hơn mặt trên.

Hoa bồng bồng mọc thành từng chùm, có 5 nhị liền nhau nên tạo thành hình ống dài, có màu tím, tràng hoa hình bánh xe. Quả hình cầu và có chứa nhiều hạt bên trong, chiều dài của hạt khoảng 23mm.

Lá bồng bồng là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất để làm thuốc. Vì trong lá có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như calotropin, calotropagenin.

Tác dụng chữa bệnh của cây bồng bồng. Ảnh: Caythuoc.vn

Tác dụng chữa bệnh của cây bồng bồng. Ảnh: Caythuoc.vn

Cây được tìm thấy ở các tỉnh ven biển và các hải đảo, mọc hoang ở rất nhiều nơi ở nước ta.

Có thể thu hoạch bồng bồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Khi thu hoạch lá, thì sẽ tiến hành làm sạch lông ở bề mặt, thái nhỏ ra đem đi phơi, sấy khô hoặc dùng ở dạng tươi.

Đối với dược liệu được sơ chế khô thì nên bảo quản trong các túi kín và để ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh để ở những khu vực ẩm ướt. Nếu sử dụng trong thời gian dài, nên thỉnh thoang đem ra phơi nắng để tránh ẩm mốc và mối mọt.

Trong thành phần hóa học của cây bồng bồng có chứa các hoạt chất như α-amyrin, β-amyrin, calotropin, taraxasterol giúp kháng viêm, chống viêm. α-và β-amyrin là thành phần quan trọng nhất giúp kháng viêm, ức chế tổng hợp quá trình trao đổi chất trung gian, làm giảm phù nề và thường được sử dụng để làm thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm.

Có rất nhiều cách dùng cây bồng bồng để chữa bệnh. Nhưng sử dụng lá sắc uống mỗi ngày từ 6 đến 12 gram là phổ biến nhất và cũng được nhiều bác sĩ khuyến cáo.

Dùng ở dạng khô hoặc để tươi đều được, nếu dùng dạng tươi thì cho liều lượng gấp đôi với dược liệu khô và kết hợp với một số loại thảo dược khác để tăng thêm hiệu quả.

Tác dụng của cây bồng bồng

Cây bồng bồng có tính mát và vị chua thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm phế quản, triệu chứng ho, bệnh hen suyễn, viêm xoang, cảm sốt, viêm đường hô hấp. Ngoài ra, những ai bị đau nhức răng và xuất hiện các triệu chứng viêm sưng thì sử dụng cũng rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, dược liệu được coi như 1 glicozit chữa tim. Giúp tăng trương lực tâm thu, hạ huyết áp. Phần nhựa mũ của cây thường được tận dụng để kết hợp điều trị bệnh và dùng làm ra chất nhuộm màu vàng, lớp thân cây được nghiền để làm ra bột giấy hoặc đốt gỗ của thân cây dùng làm thuốc súng.

Tác dụng của cây bồng bồng chống viêm

Vào năm 2011, các nhà khoa học Ấn Độ nghiên cứu và chỉ ra rằng: Dùng dịch chiết rễ từ cây bồng bồng có tác dụng ức chế lên viêm đường thở bởi Ovalbumin và viêm bởi axit arachidonic.

Dược liệu có sự thâm nhiễm vào các tế bào viêm chẳng hạn như bạch cầu trung tín, bạch cầu ái toan, bạch cầu lympho. Ngoài ra thành phần α- và β-amyrin giúp tăng tính phản ứng phế quản, phản ứng viêm niêm mạc đường thở từ đó giúp chống viêm và giãn phế quản.

Tác dụng của cây bồng bồng chống oxy hóa

Oxy hóa không những gây ảnh hưởng trực tiếp tới phổi mà còn nảy sinh ra nhiều căn bệnh phức tạp khác trong đó có cả ung thư. Oxy hóa chính là tình trạng mất cân bằng giữa chất chống oxy hóa trong cơ thể và chất oxy hóa.

Năm 2010, nghiên cứu của Singh, Amit và Jayakumar chứng minh rằng cây bồng bồng giúp chống oxy hóa và tiêu diệt các tế bào gốc tự do. Từ đó giúp bảo vệ phổi và một số cơ quan nội tạng khác, ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa.

Tác dụng của cây bồng bồng kháng histamin

Rahul Mayee cùng cộng sự đã nghiên cứu với tác dụng của bồng bồng đối với bệnh hen suyễn vào năm 2011. Và cho kết quả rất khả quan và hiệu quả vô cùng tốt đối với bệnh co thắt phế quản bởi histamin.

Cây bồng bồng chữa bệnh gì?

Cây bồng bồng là loại thảo dược nổi tiếng với tác dụng chữa bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ho, viêm đường hô hấp, diệt chấy,… Nhưng để sử dụng một cách chính xác và khoa học, mang lại hiệu quả cao thì cần phải có những bài thuốc và liều lượng thích hợp để đặc trị từng loại bệnh khác nhau.

Cây bồng bồng chữa bệnh ho

Để điều trị được bệnh ho một cách hiệu quả cần chuẩn bị các vị thuốc sau: 15 gram vỏ rễ cây dâu, 15 gram cam thảo đất, 10 gram lá bồng bồng. Đem các vị thuốc rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.

Tiếp đến đem sắc cùng với 1 lít nước. Đến khi lượng nước trong ấm cạn còn 300ml nước thì tắt bếp. Chia ra 3 lần và sử dụng hết trong ngày, nên uống thuốc khi còn ấm, mỗi ngày chỉ được sử dụng 1 thang.

Ngoài ra còn có bài thuốc khác có thể điều trị bệnh ho. Chuẩn bị 20 gram kim ngân hoa, 20 gram lá bồng bồng, 16 gram cam thảo đất cùng với 50 gram lá và thân cây rau dền.

Đem tất cả vị thuốc rửa sạch và đun sôi với nước. Chia ra uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Cây bồng bồng chữa bệnh gì? Ảnh: Caythuoc.vn

Cây bồng bồng chữa bệnh gì? Ảnh: Caythuoc.vn

Cây bồng bồng chữa bệnh hen suyễn

Sử dụng 30 gram rau khúc, 20 gram bồng bồng, 16 gram cam thảo đất. Đem các vị thuốc rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tiếp đến cho vào ấm và sắc cùng với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp. Chia ra uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Ngoài ra có thể dùng 12 gram dược liệu, 20 gram lá dâu, 12 gram lá cỏ sữa to đem đi sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 500ml nước thì chia ra uống 3 lần trong ngày, uống mỗi ngày 1 thang đến khi các triệu chứng của bệnh giảm hẳn.

Hoặc dùng 5 lá dược liệu lau sạch lông cùng với 30 gram lá nhót khô. Đem 2 vị thuốc này rửa cho sạch sau đó thái nhỏ và đun sôi với nước. Có thể dùng thay thế nước trà hàng ngày.

Cây bồng bồng chữa bệnh viêm đường hô hấp

Dùng 20 gram cây cứt lợn, 16 cam thảo đất cùng với 12 gram dược liệu. Đem các vị thuốc sắc với 500ml nước trong vòng khoảng 20 phút thì tắt bếp. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia ra uống từ 2 đến 3 lần trong ngày.

Cây bồng bồng chữa chí rận

Chuẩn bị nhựa của cây bồng bồng dầu dừa với liệu lượng mỗi bên bằng nhau. Đem đun nóng 2 vị thuốc này trên lửa nhỏ để hòa quyện vào nhau thành hỗn hợp.

Tiếp đến để cho thuốc ấm rồi dùng hỗn hợp vừa thu được thoa lên tóc để trong khoảng 1 giờ đồng hồ, cuối cùng là rửa sạch với nước sạch. Sau một thời gian ngắn, chí rận sẽ biến mất và bạn sẽ thấy thoải mái với làn da đầu sạch sẽ và mái tóc suôn mượt này.

Cây bồng bồng chữa bệnh đau răng, viêm sưng

Sử dụng 1 ít nhựa của cây bồng bồng, bôi vào các vị trí đang bị đau nhức răng và khu vực viêm sưng. Ngay lập tức sẽ giúp giảm đau và giảm sưng viêm rất nhanh. Sau vài ngày các triệu chứng sẽ khỏi hẳn.

Cây bồng bồng chữa bệnh viêm phế quản

Chuẩn bị từ 7 đến 10 lá dược liệu. Đem rửa sạch cùng với nước muối pha loãng, sau đó cho dược liệu vào đun sôi cùng với 1 lít  nước đến khi lượng nước cạn còn 500ml nước thì có thể sử dụng được.

Chia ra làm 3 đến 4 lần và uống hết trong ngày đến khi các triệu chứng của bệnh viêm phế quản thuyên giảm và không còn xuất hiện nữa.

Lưu ý khi sử dụng cây bồng bồng điều trị bệnh

Tác dụng mà cây bồng bồng dùng để chữa bệnh là rất hiệu quả và được nhiều người công nhận. Nhưng nên lưu ý đối một số đối tượng sau thì không được sử dụng: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi.

Nếu muốn sử dụng thì tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn chính xác nhất và mang lại nguồn sức khỏe an toàn.

Phân biệt cây sâm cau đỏ với cây bồng bồng

Cây bồng bồng thường bị nhầm lẫn với cây sâm cau đỏ vì vậy cũng nên lưu ý điều này. Do tìm hiểu kỹ về các loại thảo dược tự nhiên mà một số bài báo đã đăng vội thông tin nên xảy ra tình trạng thông tin này không chính xác.

Tùy vào những hình thái và đặc điểm để có thể phân biệt rõ ràng 2 loại cây này hoàn toàn khác nhau.

Thân cây: Cây bồng bồng là cây thân gỗ cao trung bình từ 5 đến 7m, sâm cau đỏ là cây thân thảo cao chỉ vỏn vẹn 1m, có một số cây chỉ cao từ 70 đến 80cm.

Rễ cây: Rễ của bồng bồng cực kỳ cứng và chắc, vì là cây thân gỗ nên sẽ không có củ. Trong khi sâm cau đỏ là dạng củ có màu đỏ và mùi dễ chịu.

Lá cây: Lá bồng bồng giống với lá mít có hình oval, còn lá của sâm cau đỏ thì dài và đẹp hơn.

Theo Caythuoc.vn

comment Bình luận

largeer