Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp cần lưu ý

Đối với hầu hết chị em phụ nữ, thuốc tránh thai khẩn cấp là lựa chọn ngừa thai tốt nhất sau khi quan hệ tình dục mà không dùng các phương pháp bảo vệ. Một số chị em khác sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên như là một biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có những tác dụng phụ nhất định.
28/02/2023 15:40

Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc chứa một loại hormone nữ-levonorgestrel, hormone này hoạt động theo nguyên lý tác động lên các hoạt động bình thường của nội mạc tử cung, màng nhầy cổ tử cung, nhằm ngăn cản tinh trùng bơi vào tiếp cận với tử cung và ngăn trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung. 

Thuốc tránh thai khẩn cấp gồm 2 loại:

Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên: Thuốc này được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn dùng để tránh thai vì tính tiện lợi và khá phổ biến của nó trên thị trường. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên nên sử dụng càng sớm càng tốt vì thuốc chỉ có tác dụng trong 72 giờ đầu sau khi quan hệ tình dục, cụ thể là:

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp cần chú ý. Ảnh minh họa

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp cần chú ý. Ảnh minh họa

- Hiệu quả ngừa thai là 90% nếu uống thuốc trong vòng 24 giờ đầu tiên.

- Hiệu quả ngừa thai là 85% nếu uống trong 25-48 giờ tiếp theo.

- Hiệu quả ngừa thai là 58% nếu uống trong 49-72 giờ tiếp theo.

- Trường hợp uống sau 72 giờ: Khi trứng đã được thụ tinh vào làm tổ trong tử cung thì thuốc không còn tác dụng nữa.

Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên: Loại thuốc tránh thai này ít phổ biến hơn trên thị trường so với loại 1 viên. Thuốc được đóng gói 2 viên thuốc/hộp và mỗi viên thuốc chứa hàm lượng 0,75mg Levonorgestrel. Cách dùng: Viên thứ nhất uống sau khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ càng sớm càng tốt (không quá 72 giờ). Viên thứ hai uống sau viên thứ nhất 12 giờ (không để quá 16 giờ). Thuốc phát huy hiệu quả tránh thai khi chị em phụ nữ uống đủ và đúng 2 viên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ngoài ra còn có loại thuốc tránh thai chứa hàm lượng ulipristal acetate, chất này có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của hormone progesterone, nhằm ngăn ngừa trứng rụng,…

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp gồm:

- Chóng mặt, buồn nôn: Có khoảng 50% trường hợp các chị em phụ nữ gặp phải tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên triệu chứng chóng mặt, buồn nôn sẽ biến mất sau 1-2 tuần. Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần, chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

- Rối loạn kinh nguyệt: Đây là tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp thường gặp nhất. Rối loạn kinh nguyệt xuất hiện ngay từ lần đầu tiên hoặc sau nhiều lần uống thuốc tránh thai. Kinh nguyệt có sớm hơn hoặc muộn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nếu kinh nguyệt bị muộn hơn 1 tuần, chị em phụ nữ nên sử dụng que thử thai để thử hoặc đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám nhằm xác định chắc chắn việc có thai hay không.

- Ra máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt: Đây là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp. Một số chị em phụ nữ bị chảy máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp, tuy nhiên triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 ngày. Nếu sau 2 ngày vẫn bị ra máu âm đạo, chị em phụ nữ cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám nhằm loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.

- Đau bụng dưới: Đây là tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, tuy nhiên triệu chứng này rất ít gặp. 

- Trường hợp lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá mức sẽ làm cho cơ thể không dung nạp thuốc, điều này khiến chị em gặp các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài khác như stress, trầm cảm, tăng cân, rối loạn huyết áp…

- Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung,…

Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong những trường hợp nào?

Để phát huy tối đa hiệu quả, chị em phụ nữ hãy uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt (không quá 72 giờ) trong trường hợp có nguy cơ mang thai sau khi phát sinh quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Có 3 nhóm đối tượng sử dụng thường gặp nhất là:

- Nhóm thứ nhất: Người không thường xuyên quan hệ tình dục, người không có hoặc không thể sử dụng các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn như đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai hằng ngày, miếng dán tránh thai hoặc không có sẵn bao cao su…

- Nhóm thứ hai: Người bị hiếp dâm hoặc cưỡng bức xảy ra việc quan hệ tình dục nên không muốn có thai.

- Nhóm thứ ba: Người đã sử dụng các biện pháp tránh thai khác nhưng lo lắng không thành công, ví dụ quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày, sử dụng thuốc tiêm tránh thai nhưng thời gian tiêm bị chậm so với chu kỳ quy định, bao cao su bị rách hoặc thủng…

Đối tượng nào không được sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?

Đối tượng nào không được sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp? Ảnh minh họa

Đối tượng nào không được sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp? Ảnh minh họa

Một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp gồm:

- Chóng mặt, buồn nôn: có khoảng 50% trường hợp các chị em phụ nữ gặp phải tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên triệu chứng chóng mặt, buồn nôn sẽ biến mất sau 1-2 tuần. Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần, chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

- Rối loạn kinh nguyệt: Đây là tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp thường gặp nhất. Rối loạn kinh nguyệt xuất hiện ngay từ lần đầu tiên hoặc sau nhiều lần uống thuốc tránh thai. Kinh nguyệt có sớm hơn hoặc muộn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nếu kinh nguyệt bị muộn hơn 1 tuần, chị em phụ nữ nên sử dụng que thử thai để thử hoặc đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám nhằm xác định chắc chắn việc có thai hay không.

- Ra máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt: Đây là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp. Một số chị em phụ nữ bị chảy máu âm đạo sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp, tuy nhiên triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 ngày. Nếu sau 2 ngày vẫn bị ra máu âm đạo, chị em phụ nữ cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám nhằm loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.

- Đau bụng dưới: Đây là tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, tuy nhiên triệu chứng này rất ít gặp. 

- Trường hợp lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá mức sẽ làm cho cơ thể không dung nạp thuốc, điều này khiến chị em gặp các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài khác như stress, trầm cảm, tăng cân, rối loạn huyết áp…

- Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung,…

Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong những trường hợp nào?

Để phát huy tối đa hiệu quả, chị em phụ nữ hãy uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt (không quá 72 giờ) trong trường hợp có nguy cơ mang thai sau khi phát sinh quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Có 3 nhóm đối tượng sử dụng thường gặp nhất là:

- Nhóm thứ nhất: Người không thường xuyên quan hệ tình dục, người không có hoặc không thể sử dụng các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn như đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai hằng ngày, miếng dán tránh thai hoặc không có sẵn bao cao su…

- Nhóm thứ hai: Người bị hiếp dâm hoặc cưỡng bức xảy ra việc quan hệ tình dục nên không muốn có thai.

- Nhóm thứ ba: Người đã sử dụng các biện pháp tránh thai khác nhưng lo lắng không thành công, ví dụ quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày, sử dụng thuốc tiêm tránh thai nhưng thời gian tiêm bị chậm so với chu kỳ quy định, bao cao su bị rách hoặc thủng…

Đối tượng nào không được sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?

Để tránh các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp cần chống chỉ định với các trường hợp sau:

- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.

- Phụ nữ có biểu hiện xuất huyết âm đạo bất thường mà không rõ nguyên nhân.

- Phụ nữ có tiền sử bệnh viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối.

Những trường hợp dưới đây cần thận trọng khi uống thuốc để tránh các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng, gồm:

- Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường có biến chứng.

- Phụ nữ có tiền sử rối loạn tuần hoàn máu não.

- Phụ nữ mắc bệnh tim mạch, bệnh động kinh…

Theo Thầy thuốc Việt Nam

comment Bình luận

largeer