Tác hại của ba kích

Ba kích được nhiều người biết đến với công dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực,…Thế nhưng, trên thực thế, nếu dùng không đúng cách ba kích cũng sẽ đem lại nhiều tác hại khôn lường.
19/11/2020 16:09

Ba Kích là cây gì?

ba-kich-tim

Hình minh họa

Ba kích là một loại thảo dược có tên khoa học là Morinda officinalis, đây là loại cây thuộc họ cà phê. Cây ba kích hay còn được gọi với nhiều tên khác như là cây diệp liễu thảo, cây đan điền âm vũ, cây ba kích thiên,… Thân cây ba kích mỏng, trên thân có rất nhiều lông mịn, thường mọc thành bụi lớn và thường xuất hiện trong những khu rừng có độ cao trung bình khoảng từ 500-600m. Lá cây ba kích có hình lưỡi mác thon dài, phiến lá có màu xanh mạ. Cây thường ra hoa vào tháng 5, tháng 6, hoa ba kích có màu trắng hoặc vàng, hoa nhỏ mọc ở đầu cành. Còn từ tháng 8 đến tháng 10 thì cây ra quả, quả ba kích có hình tròn, trên mặt phủ lông tơ và khi chín có màu đỏ thẫm.

Cây ba kích hiện nay được trồng nhiều ở vùng núi trung du, miền núi phía Bắc cụ thể là Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang,…

Rễ cây ba kích thường dùng làm gì?

Trong đông y, cây ba kích bao gồm rễ, hoa, lá, quả,…đều có thể được dùng làm thuốc. Tuy nhiên thì phần rễ cây ba kích vẫn được sử dụng nhiều nhất. Trước khi sử dụng thì rễ cây ba kích sẽ được đem đi sấy khô, cắt thành đoạn ngắn.

Rễ cây ba kích thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, lở loét, suy giảm chức năng sinh lý. Ngoai ra, ba kích còn có vị ngọt tự nhiên, tính mát thế nên khi dùng còn có tác dụng làm mát gan, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn. Không những vậy, loại thảo dược này còn được nhiều người biết đến, tin dùng nhờ công dụng ngăn ngừa tăng huyết áp, giúp tăng cường chức năng xương khớp, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi.

Tác hại của ba kích?

ba-kich

Hình minh họa

Theo Lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết, mặc dù ba kích là loại thảo dược đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhiều người thường đem ba kích ngâm rượu cùng với những loại thảo dược khác để tăng thêm tác dụng. Thế nhưng, nếu ngâm không đúng cách, ngâm ba kích không bỏ phần lõi thì sẽ đem lại rất nhiều tác hại. Trong đó, tác hại dễ nhận thấy là chính là gây liệt dương.

Trong phần lõi của ba kích có chứa 2 hoạt chất là Rubiadin và Carbohydrates, đây là 2 hoạt chất rất có hại cho tim mạch. Nên khi dùng ba kích không bỏ phần lõi, người dùng sẽ nhận thấy triệu chứng tim đập dồn dập, nếu dùng nhiều thì có thể làm đường huyết trong máu tăng lên – đây vốn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch. Tóm lại, lõi phần cây ba kích nếu không được loại bỏ khi ngâm dùng thì sẽ dẫn đến kích thích tim tương đối lớn, thậm chí có thể gây ra tử vong khi bị say và khó thở.

Làm thế nào để hạn chế tác hại của ba kích?

Để hạn chế những tác hại của ba kích thì những đối tượng sau không nên dùng. Cụ thể là phụ nữ mang thai không nên dùng rượu ba kích, những nam giới khó xuất tinh cũng không nên dùng. Ngoài ra những người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, những người có tiền sử về bệnh mắt như đau mắt, cận thị, viễn thị,…cũng không nên dùng vì có thể khiến cho mắt thêm mờ và đau hơn. Hay những người từng có tiểu sử bệnh tim, bệnh xơ gan thì cũng chú ý không nên dùng ba kích để tránh tác hại gây ra, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Thanh Hằng

comment Bình luận

largeer