Cách ngâm rượu ba kích chuẩn ngon tại nhà

Ba kích được coi là dược liệu quý, rất hữu ích trong việc tráng dương, bổ thận. Do đó, nhiều người sử dụng ba kích để ngâm rượu làm đồ uống trong việc bồi bổ sinh lực phái mạnh.
18/11/2020 19:37

Ba kích là loại thảo dược thuộc chi Nhàu, họ Cà phê (Rubiaceae), tên khoa học là Morinda officinalis stow. Thành phần hóa học của ba kích bao gồm anthraquinon, antraglycozid, acid hữu cơ tinh dầu, nhựa, đường,… Ngoài ra, trong rễ cây ba kích tươi còn chứa vitamin C, rễ khô thì không có. 

Tác dụng của ba kích

Tại Việt Nam, ba kích còn được gọi là ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà… Về hình dáng, đây là loại cây dây leo, dạng thân thảo, thân non màu tím, mảnh, có nhiều lông mịn, phía sau nhẵn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng với độ cao dưới 500m. Ba kích được chia làm 2 loại: ba kích tím và ba kích trắng. Với 2 loại ba kích này trồng sau ít nhất 4 năm mới được thu hoạch, khi đó mới cho tác dụng tốt nhất.

ba kich

Ba kích là một loại dược liệu trong Đông y.

Trong Đông Y, ba kích được biết đến như "viara" của phái mạnh với chức năng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Ngoài ra, nó cũng được dùng làm dược liệu chuyên trị các chứng như: đau lưng, tê mỏi xương khớp, chữa kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, huyết áp cao ở phụ nữ tiền mãn kinh, tiểu nhiều...

Cách ngâm rượu ba kích đúng chuẩn

Chính vì tác dụng tuyệt hảo trong việc tăng cường sinh lý đàn ông nên ba kích được săn lùng nhiều để ngâm rượu, đặc biệt là ba kích tím.

Dưới đây là một số cách ngâm rượu ba kích tại nhà ngon, chuẩn mà nhiều người đang quan tâm:

Nguyên liệu: Để ngâm rượu ba kích, nguyên liệu chuẩn bị đương nhiên có rượu và ba kích (có thể là ba kích tươi hoặc khô), bình đựng là bình sứ hoặc bình thủy tinh. Do ba kích có thể kết hợp chung được với một số dược liệu khác nên tùy theo nhu cầu và sở thích mà bạn có thể chuẩn bị thêm dược liệu như: Sa sâm, đỗ trọng, đương quy; Cẩu kỷ tử, cam thảo, đại táo; bạch tật lê; nhục thục dung...

Cách làm: 

Với ba kích tươi: Rửa sạch để ráo nước sau đó tách bỏ phần lõi, chỉ giữ lại phần thịt của củ. Theo ước lượng, 1 kg ba kích tươi có thể ngâm với 2 - 4 lít rượu trắng.

ruou ba kich

Hình minh họa.

Nếu ngâm chung ba kích tươi với một số dược liệu khác, bạn cần chuẩn bị theo tỷ lệ: 1 kg ba kích tươi thì bổ sung các dược liệu khác với tỷ lệ như sau: Thỏ ty tử 300gr; Dâm dương hoắc 300gr; Nhục thung dung 500gr. Cách làm tương tự với ngâm một mình ba kích, chỉ cần lấy phần thịt củ ba kích cùng các dược liệu ngâm với 5 lít rượu trắng, sau 60 ngày là có thể sử dụng được.

Với ba kích khô: Bạn cần thái nhỏ ba kích, sau đó đem phơi khô dưới ánh nắng hoặc đưa vào chảo sao vàng trong 15 phút (khi sao cần nhỏ lửa để ba kích không bị cháy). Theo đó, 1kg ba kích khô có thể ngâm được 8 đến 9 lít rượu trắng. Với cách ngâm này, sau 3 tháng rượu mới có thể sử dụng được.

Nếu ngâm với các dược liệu khác, 1kg ba kích cần chuẩn bị thêm các dược liệu với tỷ lệ: Bạch tật lê (đã phơi khô) 1kg; Dâm dương hoắc 0,5kg; Sa sâm, đỗ trọng, đương quy 100gr; Cẩu kỷ tử, cam thảo, đại táo 100gr. Cho tất cả ngâm với 7 lít rượu trắng, sau 2 tháng có thể sử dụng được.

Lưu ý: Nếu muốn rượu ba kích ngon đậm đà có mùi vị thơm ngon, bạn có thể hạ thổ ba kích thêm trong vòng 30,40 ngày trước khi sử dụng.

Ngoài ra, khi ngâm ba kích nên lựa chọn loại rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo tính an toàn, tránh bị ngộ độc cồn. 

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Bộ Công thương đã cảnh báo và thu hồi sản phẩm Rượu Nếp, Hầm Rượu Việt của cơ sở sản xuất Đất Lúa do có nhiều người uống trực tiếp loại rượu này và rượu đã dùng để ngâm bị ngộ độc cồn gây nhiều người chết và bị thương. Chính vì vậy, lựa chọn loại rượu uy tín, an toàn để ngâm ba kích là khâu cực kỳ quan trọng. 

Cách ngâm rượu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bởi trên thực tế có rất nhiều cách ngâm khác nhau và tùy thuộc vào sở thích của người dùng. Do vậy, mỗi người sẽ có những cách ngâm khác nhau để tạo ra bình rượu ba kích ngon, đậm đà.

Để lựa chọn rượu ba kích đạt chuẩn, Sức Khỏe Cộng Đồng đã liên hệ với ông Khúc Đình Phương, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất dịch vụ và thương mại Thăng Long - đơn vị chuyên sản xuất rượu ba kích Yên Tử và được biết: Rượu Ba kích Yên Tử của Công ty TNHH MTV SXDV&TM Thăng Long được xem là một trong những thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm tuân thủ theo quá trình sản xuất đạt chuẩn ISO 22000 và đạt tiêu chuẩn châu Âu. Các chỉ số Andehyt của sản phẩm được kiểm soát, tuân thủ nghiêm ngặt, không chứa các tạp chất gây hại cho sức khỏe đã được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận.

Ông Khúc Đình Phương cho biết: "Rượu Ba kích Yên Tử được đánh giá là sản phẩm hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên với tiêu chí 4 không: không dùng cồn pha nước, không dùng hương liệu, không phẩm màu và không chất bảo quản. Ba kích tím Quảng Ninh kết hợp với loại rượu gạo truyền thống được nhà máy của chúng tôi sản xuất trên hệ thống chưng cất nhập khẩu châu Âu, giữ được nguyên hương vị đặc trưng. Đặc biệt, loại gạo dùng để nấu rượu là gạo đặc sản Yên Đức, Quảng Ninh, do đó, khác với các loại rượu khác trên thị trường, Ba kích Yên Tử mang hương vị đặc trưng, cay ngọt hài hòa và đặc biệt an toàn đối với sức khỏe".

Mới đây, Ba kích Yên Tử đã vinh dự được nhận bằng khen đạt 4 sao trong cuộc thi đánh giá và xếp hạng năm 2020 (OCOP Product Champion) và được tỉnh Quảng Ninh chọn làm thương hiệu đại diện tiêu biểu. Công ty TNHH MTV SXDV&TM Thăng Long cũng được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trao tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai, thực hiện đề án "Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh".

 

 

 

Thùy Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer