Người bán rượu ba kích lên tiếng: "Nhiều năm bán rượu ba kích tôi chưa gặp trường hợp nào 30h như thế"

"Rượu ba kích thường là loại rượu bổ, có dược tính nên cũng giống như rượu thuốc khuyến cáo với những ai quá mẫn cảm với các thành phần có trong cây ba kích. Như trường hợp cương 30h rất hiếm gặp", ông Khúc Đình Phương chia sẻ.
18/11/2020 15:36

"Nhiều người uống phản hồi tác dụng của ba kích tốt và nhanh" 

Những ngày qua người dân xôn xao về trường hợp người đàn ông nhập viện cấp cứu vì bị cương dương 30h sau khi uống rượu ba kích.

Trao đổi với Sức Khỏe Cộng Đồng về trường hợp người đàn ông uống rượu ba kích bị cương 30h phải nhập viện cấp cứu, ông Khúc Đình Phương, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất dịch vụ và thương mại Thăng Long - đơn vị chuyên sản xuất rượu Ba Kích Yên Tử chia sẻ: " Theo tôi đây có thể là hiện tượng rối loạn cương dương mà tác động là do ba kích nhưng không hoàn toàn vì ba kích chỉ có tác dụng kích thích và cố tinh nhưng không quá mức, khách của tôi chưa ai phản hồi lại giữ lâu 30h, thường là 1h đồng hồ. Nguyên nhân có thể là do cơ địa hoặc thể trạng của anh ấy phản ứng quá mức với dược tính của ba kích".

"Rượu ba thường là loại rượu bổ, có dược tính nên cũng giống như rượu thuốc khuyến cáo với những ai quá mẫn cảm với các thành phần có trong cây ba kích. Như trường hợp 30h rất hiếm gặp", ông Phương nhấn mạnh.

Ba kích là loại cây có nhiều công dụng chữa bệnh. Sử dụng đúng cách có thể giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe sinh lý nam. Bởi vậy, nhiều người đã sốt sắng tìm mua ba kích về ngâm rượu uống. Cách dùng ba kích ngâm rượu là một trong những phương pháp giúp giữ lại trọn vẹn các thành phần dược tính có trong vị thuốc.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Khúc Đình Phương, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất dịch vụ và thương mại Thăng Long - đơn vị chuyên sản xuất rượu Ba Kích Yên tử cho biết: "Rượu ba kích thường dùng để tiếp khách hoặc đãi tiệc. Uống theo tỷ lệ phù hợp đã được nhà sản xuất có kinh nghiệm pha chế giữa rượu gạo truyền thống và cốt củ ba kích tươi đảm bảo tạo cảm giác hưng phấn và tốt cho sức khỏe. Lượng thích hợp uống rượu ba kích cho nam giới để vừa sung mãn vừa khỏe là từ 250 - 330ml".

ba-kich-tim

Củ ba kích có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Tác dụng của ba kích từ a - z

Trong đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Với những trường hợp bị thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong rễ ba kích có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ. Rễ tươi có vitamin C. 

Trong dân gian, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa bệnh phong thấp , mạnh gân cốt… Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng. Ngoài ra còn dùng ba kích nấu với thịt gà, ăn để bồi bổ sức khỏe..

125868874_204163727818310_5386250054155037157_n

Ông Khúc Đình Phương bên cạnh dây chuyền sản xuất rượu ba kích Yên tử đạt chuẩn Công ty TNHH MTV sản xuất dịch vụ và thương mại Thăng Long

"Thực tế sau khi uống rượu ba kích rất nhiều khách hàng đánh giá là có tác dụng tốt trong việc làm chuyện ấy. Thành phần trong ba kích có tác dụng nhanh và hiệu quả ngay sau 1-2 tiếng đối với nam giới. Kể cả với những người đàn ông đã khá khỏe trong chuyện chăn gối vẫn uống rượu ba kích bình thường được để bổ thận không sợ ảnh hưởng xấu và phải uống có trách nhiệm, đúng liều lượng.

Mọi người cũng nên đặt mua rượu ba kích ở những đơn vị uy tín để tránh rượu giả và rượu kém chất lượng rồi "tiền mất tật mang". Như rượu Ba Kích Yên Tử của chúng tôi dù dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng vẫn kiểm soát gắt gao đầu ra vì sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng", ông Đình Phương chia sẻ thêm.

Ngâm rượu ba kích phải đặc biệt chú ý điều này

Có thể sử dụng ba kích để ngâm rượu, hay kết hợp với các bài thuốc khác để tăng thêm tác dụng cho củ ba kích. Và có một điều không phải ai cũng biết, đó là ngâm củ ba kích nguyên cả dây rễ cần loại bỏ cái lõi của củ ba kích. Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương

Muốn dùng ba kích hiệu quả, an toàn nhất thiết phải phối với các vị thuốc khác. Việc phối thuốc ra sao, phối với những vị nào tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng thầy thuốc. 

ba-kich-da-duoc-cat-khuc

Khi ngâm rượu ba kích phải bỏ lõi không được ngâm nguyên củ

Những người không nên dùng rượu ba kích?

Theo thông tin được ghi trong cuốn sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1” những trường hợp sau đây không nên uống rượu ba kích:

  • Người âm hư hỏa vượng: Theo y học cổ truyền âm hư hỏa vượng là hiện tượng cơ thể có một số biểu hiện như miệng khô háo nước, khó ngủ, hay sốt nhẹ về chiều, mặt đỏ, mạch ấn vào thường thẳng và yếu, ít có sự thay đổi về nhịp mạch.
  • Người thường xuyên đại tiện táo bón: Theo dân gian những người thường xuyên gặp phải tình trạng táo kết cũng không nên uống rượu ba kích.
  • Người huyết áp thấp, lạnh bụng: Hạ huyết áp là một tác dụng của củ ba kích, vì vậy người bị huyết áp thấp, hay bị lạnh bụng cũng không nên dùng. Nếu dùng rượu ba kích có thể gây tụt huyết áp, tiêu chảy.
  • Người bệnh suy thận, hội chứng thận hư: Mặc dù là một vị thuốc có công dụng bổ thận, nhưng những người mắc chứng bệnh suy thận, hội chứng thận hư cũng không nên dùng. Bởi với những bệnh nhân suy thận, điều quan trọng nhất với người bệnh là điều trị phục hồi chức năng thận trước khi có ý định bồi bổ thận, bổ thận trước khi điều trị bệnh là lợi bất cập hại.
  • Người viêm dạ dày: Viêm loét dạ dày là một trong những trường hợp không nên uống rượu ba kích, rượu ngâm thảo dược luôn được khuyến cáo không nên dùng cho mọi trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày, bởi nếu dùng người bệnh sẽ đối mặt nguy cơ bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Mộc Trà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer