Tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại

Tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại? Ai cũng biết thói quen cắn móng tay là rất xấu và khó bỏ, nhưng để biết tại sao chúng ta lại cắn móng tay thì không phải ai cũng biết. Đây là một bệnh tâm lý khá phổ biến và nó nói lên được nhiều điều đặc biệt về tính cách của bạn.
19/10/2017 16:00

Tại sao con người lại có thói quen cắn móng tay?

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp thói quen này ở nhiều nơi, nhiều người, bởi họ có thể cắn móng tay mọi lúc mọi nơi hay chính những ngón tay nhôm nhở, ngắn cũng đến mức không còn ngắn được nữa đã tố cáo thói quen này.

tac hai tu viec can mong tay

 

Tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại? Cắn móng tay là hành vi thể hiện sự lo lắng, căng thẳng...

Theo nghiên cứu thì thói quen cắn móng tay là do một số sự thay đổi của cơ thể. Đây là một phản ứng cơ bản của con người, thể hiện hành vi được một số mạch ở não điều khiển. Điều này chứng mình thói quen có thể nhanh chóng phát triển thành một phản ứng tự động. Và đa số tật xấu này xuất hiện là do sự lo lắng, căng thẳng, stress và tật xấu này vô tình dần trở thành một thói quen mà họ không hay biết.

Cắn móng tay biểu hiện tính cách gì?

Theo nghiên cứu thì các bác sĩ phát hiện ra rằng hầu hết thói quen cắn móng tay là hình thành ở những người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ luôn cầu toàn mọi thứ xung quanh hay mọi việc họ làm phải đạt đến độ tốt nhất.

Chính vì tư tưởng cầu toàn đó mà khi gặp phải rắc rối nhỏ hay điều gì khiến họ không vừa ý thì họ sẽ có phản ứng nhanh hơn người khác. Do đó họ dễ gặp áp lực tâm lý hơn, dễ lo lắng hơn và việc cắn móng tay là hành động giúp họ giảm bớt căng thẳng.

tac hai tu viec can mong tay 6

 

Tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại? Cắn móng tay là biểu hiện của những người theo chủ nghĩa hoàn mỹ

Không chỉ với những người theo chủ nghĩa hoàn mỹ mà thói quen cắn móng tay còn xuất hiện ở những người thiếu kiên nhẫn, hoặc người dễ buồn chán, thất vọng.

Cũng theo nghiên cứu thì không chỉ việc cắn móng tay là hành vi duy nhất giúp giải tỏa tâm lý mà bên cạnh đó, nhiều người còn có các hành vi khác như: bứt da tay, rút lông mi... mỗi khi gặp bế tắc, căng thẳng hay khi ở trong tình huống xấu.

Tác hại của cắn móng tay

Theo các bác sĩ thì ở móng tay, lượng vi khuẩn gấp đôi ở bàn tay và nó ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là giun sán. Và khi cắn móng tay ta vô tình đưa vi khuẩn vào miệng thì nguy cơ nhiễm các bệnh đường ruột, giún sán rất cao.

tac hai tu viec can mong tay 5

 

Tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại? Cắn móng tay khiến ta dễ mắc giún sán, mụn cóc...

Bên cạnh đó thì cắn móng tay còn khiến da đầu ngón tay bị trầy xước, bong tróc làm chảy máu. Việc này rất dễ gây nguy cơ nhiễm trùng da, sưng đỏ và hình thành mủ quanh móng.

tac hai tu viec can mong tay 1

 

Tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại? Cắn móng tay khiến da bị trầy xước và dễ nhiễm trùng

Những nguy cơ mắc các bệnh như : mụn cóc, nhiễm trùng, sứt mẻ răng, móng bị dị dạng... ở những người thường xuyên cắn móng tay sẽ rất cao.

tac hai tu viec can mong tay 2

 

tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại? Các nguy cơ sứt mẻ răng cũng xảy ở người hay cắn móng tay

Do đó để điều trị dứt điểm thói quen này cần phải giải tỏa căng thẳng lo âu hay các vấn đề tâm lý bằng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết hành vi này.

Giải pháp hạn chế thói quen

Đầu tiên là để giải tỏa tâm lý, người có thói quen cắn móng tay cần cố gắng suy nghĩ tích cực và chấp nhận cuộc sống phải luôn có những điều không may xảy ra. Và cuộc sống thì không bao giờ hoàn hảo được.

Thứ hai hãy thử để cho đôi tay hay miệng bạn luôn bận rộn. Bằng các hoạt động như xoay nhẹ ngón cái, cho tay vào túi,... bất cứ điều gì làm bạn quên đi thói quen xấu này.

tac hai tu viec can mong tay 3

 

tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại? bọc các đầu ngón tay lại để hạn chế việc cắn móng tay

Thứ ba là bạn có thể sử dụng các dược liệu thảo dược có mùi hôi khó chịu, sơn nó lên móng tay để bạn có thể kiềm chế được việc cắn móng tay.

Thứ tư nên bọc đầu ngon tay duy nhất 1 ngón vào. Tất nhiên thói quen cắn móng tay sẽ không mất đi, nhưng riếng ngón được bảo vệ sẽ không được cắn. Sau vài tuần hãy xem thành quả, lúc đó bạn sẽ có thêm nhiều động lực để từ bỏ thói quen này..

Ngoài ra thì bạn cũng có thể mang theo bên mình chiếc bấm móng tay. Với cách này thì khi có vết xước móng tay và ngon tay thì bạn có thể xử lý nhanh được và hạn chế việc đưa tay lên mồm cắn.

tac hai tu viec can mong tay 4

 

tại sao chúng ta cắn móng tay và tác hại? Sử dụng bấm móng tay để hạn chế việc đưa tay lên mồm cắn

Hy vọng với những kiến thức trên bạn có thể tự chăm sóc mình và mau chóng từ bỏ được thói quen xấu tưởng như vô hại mà lại cực kỳ nguy hại.

comment Bình luận

largeer