Tại sao lại cúng cá chép vào ngày ông Công, ông Táo?

Theo phong tục tập quán của người Việt, vào ngày ông Công, ông Táo người ta thường cúng cá chép vàng. Tại sao cá chép được chọn làm vật cúng mà không phải là con vật khác?
25/01/2021 18:15

Tục cúng ông Công ông Táo đã có từ lâu đời và ăn sâu vào truyền thống của dân tộc Việt Nam. 

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ "phù hộ" cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng bằng việc cúng cá chép

ca chep

Tại sao, người ta lại chọn cá chép làm vật cúng mà không phải là các con vật khác?

Trả lời trên VTCNews trước đó, TS Nguyễn Ngọc Thơ cho biết cá chép gắn liền với môi trường sông nước, phù hợp bối cảnh sống truyền thống của chúng ta là những vùng sông nước hoặc nghề làm lúa nước. Do vậy những loài vật sống dưới nước được ưu tiên hơn những loài vật sống trên cạn.

Cá chép theo truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng, rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Cá chép hóa rồng tức là có được thần lực đặc biệt, do vậy có thể trở thành vật để ông Táo cưỡi về trời.

Cũng có quan niệm dân gian cho rằng cá chép vàng là loài cá tiên xưa sống trên thiên đình, vì bị lỗi nên xuống trần gian, mỗi dịp 23 tháng Chạp được ông Táo dùng để cưỡi về trời.

Do đó, đây chính là lý do mà cá chép được chọn để cúng vào dịp này.

Minh Hương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer