Tại sao trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng lại không đi ngoài?

Tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn làm nhiều bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, bố mẹ không nên quá hốt hoảng mà thay vào đó nên bình tĩnh tìm những biện pháp cân nhắc để cải thiện.
31/12/2020 13:36

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường?

Trẻ vài tuần đến vài tháng tuổi sẽ đi ngoài ít hơn so với trẻ sơ sinh vài ngày tuổi. Tùy vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng mà một số trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể đi ngoài 1 lần/ngày, hoặc cũng có thể đi vài ngày một lần, thậm chí vài trẻ chỉ đi tiểu 1 lần/tuần.

be-so-sinh-danh-hoi-nhieu-nhung-khong-i

Hình minh họa

Tần suất đi ngoài của mỗi trẻ sẽ khác nhau, điều này ngoài độ tuổi thì còn phụ thuộc phần nhiều vào những gì trẻ được ăn uống trong ngày. Cụ thể, nếu trẻ chỉ bú sữa mẹ thì có thể không đi ngoài mỗi ngày vì cơ thể của trẻ đã sử dụng gần như tất cả những thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ để nuôi cơ thể nên đào thải ra ngoài rất ít. Những trẻ dùng sữa công thức thì có thể đi ngoài khoảng 4 lần/ngày hoặc chỉ 1 lần/ vài ngày. Và tần suất đi ngoài của trẻ cũng sẽ bắt đầu thay đổi hoàn toàn khi trẻ bắt đầu dùng thức ăn rắn, nếu trẻ xì hơi mà không đi ngoài được thì bố mẹ nên chú ý quan sát những loại thức ăn cho trẻ dùng hằng ngày.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài?

Trẻ sơ sinh xì hơi nhưng không đi ngoài có thể là do bị táo bón. Đây là chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ. Tình trạng này có thể làm trẻ nhỏ đánh hơi nhiều nhưng không đi ị được, hoặc khi đi được thì phân cứng, khô và nhỏ.

tre-so-sinh-xi-hoi-nhieu-nhung-khong-i-phai-lam-sao-1

Hình minh họa

Trẻ bú sữa mẹ thông thường sẽ rất ít bịt áo bón hơn so với trẻ dùng sữa công thức. Thế nhưng, sau khoảng 6 tuần kể từ ngày sinh, trong sữa mẹ sẽ còn rất ít hoặc thậm chí là không còn một loại protein có tên là colostrum (sữa non) – đây là loại chất lỏng có tác dụng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại vi trùng trong cơ thể, giúp trẻ đi ngoài được dễ dàng hơn. Nếu trong sữa mẹ không còn chất này thì khi bú trẻ có thể đi ngoài ít hơn so với trước đó.

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài được có thể là do sữa công thức gây ra. Nếu trẻ đang dùng sữa công thức mà bố mẹ nhận thấy tình trạng này thì nên thay đổi loại sữa công thức cho trẻ. Đây là hiện tượng bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng bởi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn đang nhạy cảm.

Do trẻ ăn thức ăn quá đặc cũng có thể dẫn đến tình trạng xì hơi nhưng đây là tình trạng thường thấy khi trẻ bắt đầu tập làm quen với những loại thực phẩm mới ngoài sữa mẹ hay sữa công thức. Nếu thấy trẻ xì hơi nhiều nhưng không đi vệ sinh được thì bố mẹ có thể tách riêng rẽ từng món để xác định loại thức ăn nào làm trẻ bị xì hơi, đi ngoài khó khăn.

Ngoài ra, nếu trẻ xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài được thì bố mẹ cũng nên kiểm tra có kèm theo các dấu hiệu triệu chứng khác như không bú, phân cứng, khóc lóc, khóc chịu, phân khô,…Nếu có thì có lẽ trẻ đã bị táo bón.

Không chỉ vậy, trên thực tế tình trạng trẻ xì hơi nhiều có thể là do cơ địa chứ không liên quan đến bất kỳ lý do nào khác.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài được?

Thông thường những trường hợp trẻ xì hơi nhiều, hay bị táo bón sẽ giảm dần khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 6 tuổi bị xì hơi nhiều nhưng hoàn toàn không đi ngoài trong vài ngày hoặc đi cực kỳ ít thì nên cho trẻ đến bệnh viện để khám, vì có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý một số phương pháp điều trị tại nhà để giảm tình trạng xì hơi không đi ngoài ở trẻ như cho con ăn thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, nên thường xuyên cho trẻ uống nước, điều chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ, thường xuyên cho trẻ vận động để dễ đi ngoài hơn, hoặc bố mẹ cũng có thể tiến hành massage cho trẻ để giảm các cơ đang bị căng ở bụng, bố mẹ cũng có thể thử cho trẻ tắm nước ấm để giúp trẻ thư giãn, dễ đi vệ sinh hơn. Nếu như tình trạng vẫn không đỡ thì bố mẹ có thể dùng thuốc cho trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thanh Hằng 

comment Bình luận

largeer