Tắm nước nóng 2 lần/ngày vào mùa đông người phụ nữ mắc căn bệnh về da mà nhiều người già mắc phải
Hiểu Hiểu là một cô gái Đông Bắc (Trung Quốc) chính hiệu, 19 tuổi cô rời nhà đến Hàng Châu học đại học, sau khi tốt nghiệp đại học cô làm việc tại Hàng Châu, kết hôn và sinh con, cô sống ở Hàng Châu gần 16 năm.
Cô chia sẻ: "Hàng Châu 1 năm 4 mùa đều có những vẻ đẹp khác nhau, nhưng điều duy nhất không thể chịu được là sự lạnh lẽo của mùa đông. Nếu bạn không bật chăn điện trước khi lên giường vào buổi tối, bạn thực sự phải có can đảm dùng thân sưởi ấm giường mới có thể nằm được. Khi ở Đông Bắc, tôi không thích tắm. Sau khi đến Hàng Châu, tôi đã hình thành thói quen tắm 2 lần vào sáng và tối trong mùa đông".
Hiểu Hiểu giải thích, cô cảm thấy tắm nước nóng sẽ giúp cơ thể nhanh chóng ấm hơn, sau khi cơ thể ấm lên, lúc này mới có cảm giác như được sống lại. Buổi sáng sau khi tắm, cô mới có can đảm trang điểm để đi làm, buổi tối sau khi tắm mới có dũng khí để lên giường đi ngủ. "Ngay cả khi điều kiện bây giờ tốt hơn, trong nhà có bật lò sưởi, điều hòa nhiệt độ vào mùa đông, nhưng thói quen tắm hai lần mỗi ngày vào mùa đông vẫn không thể thay đổi", cô nói.
Mấy ngày nay, Hiểu Hiểu ở trong phòng làm việc có điều hòa nhiệt độ ấm áp nhưng luôn cảm thấy da dẻ ngứa ngáy, da sần sùi như vỏ cây. Do đó, cô đã đến Khoa Da liễu của Bệnh viện trực thuộc Trung ương 1 của trường Đại học Y khoa Chiết Giang để khám, Phó giám đốc khoa Da liễu, bác sĩ Kiều Kiến Quân thở dài khi nhìn thấy da của Hiểu Hiểu và nói: "Đây là bệnh chàm da khô, những người già rất dễ mắc bệnh này".
"Bác sĩ ơi, tuổi tôi còn trẻ làm sao mà mắc bệnh ngoài da của người già được?" Hiểu Hiểu không biết dở khóc dở cười khi nghe đến căn bệnh này. Bác sĩ nói, căn bệnh này không nhất thiết chỉ dành riêng cho người cao tuổi. Những bệnh nhân nhỏ tuổi hơn cũng có thể bị chàm da khô, bởi tắm thường xuyên và sử dụng nhiều các sản phẩm tắm loại bỏ quá nhiều dầu.
Tắm quá thường xuyên vào mùa đông thực sự không tốt
Bác sĩ Kiều Kiến Quân cho biết, bệnh chàm da khô là một bệnh ngoài da theo mùa, đây là một dạng thuộc chàm. Nhiều người bị mất độ ẩm trên bề mặt da và giảm tiết bã nhờn do các yếu tố khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là da ở chi dưới và mặt trước của ống chân. Những bộ phận này sẽ bị đỏ, khô, ngứa, bong tróc da và các triệu chứng khác. Da của những bệnh nhân này đã xuất hiện những vết nứt nhỏ, nếu nặng hơn sẽ bị chảy máu.
Vì cũng có những người trẻ tuổi cũng mắc phải triệu chứng này, tại sao bác sĩ lại nói rằng bệnh này thường gặp ở người già? Bác sĩ Kiều Kiến Quân giải thích rằng, lượng tuyến bã nhờn ở người già không hoạt động mạnh như người trẻ, sau khi lượng dầu ít hơn, da mất đi khả năng chống khô. Một khi lớp bảo vệ không thể chống lại hiện tượng khô da một cách hiệu quả thì bạn rất dễ mắc phải bệnh chàm da khô.
Bệnh nhân Hiểu Hiểu vốn dĩ có làn da khô. Cô ấy không chỉ tắm thường xuyên mà còn thích chà xát khi tắm. Cô ấy nghĩ rằng, sau khi chà xát mạnh, chất bẩn sẽ được loại bỏ. Thực tế, lớp bùn được chà xát mạnh chính là lớp sừng của da chúng ta. Nếu bạn chà xát quá mạnh, nó sẽ phá hủy lớp sừng, tương đương với việc loại bỏ hàng rào bảo vệ của da. Vì vậy, lượng dầu trên da sẽ mất đi nhanh chóng hơn, khiến làn da không thể chống lại sự hanh khô của mùa đông, nguyên nhân gây bệnh chàm da khô.
Bác sĩ Kiều Kiến Quân cho biết, ngoài bệnh chàm da khô, nhiều bệnh nhân chàm mãn tính cũng sẽ mắc chứng này vào mùa đông. Khi thời tiết trở nên lạnh và khô, da của chúng ta tiết ra tương đối ít dầu và các triệu chứng như ngứa, khô sẽ xuất hiện.
Mùa đông tắm như thế này thì sẽ tốt hơn: Nhìn những người trẻ tuổi như Hiểu Hiểu, bác sĩ Kiều Kiến Quân phải nhắc nhở những người trẻ yêu thích sạch sẽ, người trung niên và cao tuổi, không nên tắm quá nhiều vào mùa đông và nhiệt độ nước không quá nóng, đồng thời tránh sử dụng đồ vệ sinh cá nhân có tính kiềm mạnh. Những người trẻ sử dụng sữa tắm trung tính từ 1-2 lần/tuần. Tuy nhiên, không nhất thiết lần nào tắm cũng phải dùng sữa tắm, mà chỉ cần tắm với nước sạch. Sau khi tắm xong, nên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da.
Theo Tổ Quốc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm