Thanh Hóa: Thêm 10 doanh nghiệp bị xử phạt vì " đầu độc" sông Mã
Cụ thể, đầu tháng 4/2021, hơn 60 tấn cá lồng nuôi của người dân và nhiều loài thủy sản tự nhiên trên sông Mã đoạn qua 2 huyện Bá Thước và Cẩm Thủy chết trắng sông. Thời điểm này, người dân phát hiện nước sông Mã đổi màu đen, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm.
Nghi vấn có cơ sở xả thải chưa qua xử lý "đầu độc" sông Mã là nguyên nhân dẫn tới cá chết hàng loạt, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã thành lập đoàn liên ngành đi kiểm tra, ghi nhận 4 nhà máy có hành vi chôn ống ngầm, hoặc bơm trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã tại huyện Bá Thước.
Từ đó, hàng loạt các nhà máy chế biến lâm sản, sản xuất vàng mã, bột giấy... nằm tại dọc sông Mã tại các huyện Bá Thước, Quan Hóa cũng đã được kiểm tra và phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Cá chết hàng loạt trên sông Mã do ô nhiễm môi trường nước hồi tháng 4 vừa qua
Ngày 15/7, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 cơ sở sản xuất vàng mã, bột giấy, tăm đũa tre có các nhà máy đặt dọc sông Mã đoạn qua 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa với tổng số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Các cơ sở có hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường bị xử phạt gồm: Hợp tác xã chế biến lâm sản Quan Hóa (bị phạt 175 triệu đồng); Hợp tác xã Hà Long (300 triệu đồng); Hợp tác xã chế biến lâm sản Sông Mã (cơ sở 1, phạt 180 triệu đồng); Hợp tác xã chế biến lâm sản Sông Mã (cơ sở 2, bị phạt 160 triệu đồng) và Hợp tác xã Xuân Dương (bị phạt 140 triệu đồng); Công ty Duyệt Cường (bị phạt 160 triệu đồng); Hợp tác xã Hà Long (bị phạt 140 triệu đồng); Công ty đầu tư và phát triển Hạnh Nguyễn (bị phạt 130 triệu đồng); Công ty thương mại vận tải Hoàng Vân (bị phạt 110 triệu đồng) và Hợp tác xã Hợp Phát (bị phạt 130 triệu đồng).
Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ký quyết định xử phạt 2 công ty Quyết Duy Tiến và Đồng Tâm đóng tại huyện Bá Thước, mỗi doanh nghiệp 160 triệu đồng do gây ô nhiễm sông Mã, dừng hoạt động 3 tháng và phải khắc phục các tồn tại trong 30 ngày. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại đã có 12 doanh nghiệp bị xử phạt hành chính với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng.
Cũng theo quyết định xử phạt, các cơ sở này bị phát hiện nhiều vi phạm như: Lắp đặt máy bơm xả thải chưa qua xử lý ra sông Mã; không lưu chất thải rắn, xây dựng nhà xưởng trái quy định, không có hợp đồng xử lý chất thải... Ngoài xử phạt hành chính, các cơ sở bị dừng hoạt động 30-90 ngày, khắc phục vi phạm mới được cho hoạt động trở lại.
Nguyệt Chi

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am