Tháo gỡ nút thắt cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao
Tại các khu công nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh, nơi tâm dịch của cả nước và cũng là địa phương bị thiệt hại nhất. Số liệu của Ban Quản lý khu chế xuất và Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho thấy chỉ còn 637 dự án đủ điều kiện hoạt động với 53.254 lao động "ba tại chỗ" trên tổng số 288.161 người lao động (NLĐ) chiếm 18,48%, có 775 dự án tạm dừng hoạt động.
Qua một tháng thực hiện "3 tại chỗ" và "2 địa điểm 1 cung đường" các DN đã gặp nhiều khó khăn và phát sinh nhiều chi phí: Lo chỗ ở, lo ăn ba bữa cho NLĐ, lo tổ chức sinh hoạt và đời sống tinh thần cho NLĐ, lo các chi phí xét nghiệm cho NLĐ theo CV 992/KCNC-QLDN của Khu Công nghệ cao để đảm bảo an toàn trong sản xuất. Đến lúc này nhiều DN cũng phải thay đổi phương án để tiết kiệm chi phí như bố trí cho NLĐ ở công ty. Hơn thế nữa, lúc này các DN còn gặp khó khăn trong việc cung ứng thực phẩm, việc xin giấy đi đường cho các xe chở NLĐ đi làm, xe cung ứng thực phẩm, và xe đi lại để thực hiện giao hàng, làm việc với hải quan, ngân hàng...
Với những DN sản xuất các vật tư y tế chống dịch thì đây là cơ hội để đẩy mạnh sản xuất, phát triển thị trường giành lại quyền phân phối của một số công ty nước ngoài, thậm chí xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đó là những mặt hàng thông dụng như khẩu trang y tế, quần áo chống dịch sử dụng một lần, nước rửa tay diệt khuẩn…, có DN chuyển hướng đổi mặt hàng sản xuất TBYT chống dịch. Các doanh nghiệp thành lập mới để sản xuất mặt hàng này cũng mọc lên như nấm.
Bà Cao Thị Vân Điểm - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhà máy Thiết bị Y học và Vật liệu sinh học (MEDEP JSC) chia sẻ, đối với các DN sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao thực sự gặp nhất nhiều khó khăn:
- Khó khăn trong sản xuất: Nếu thực hiện "3 tại chỗ", "2 địa điểm 1 cung đường" thì chi phí phát sinh nhiều, giá thành sản phẩm cao không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Vì lý do thuế đã bất cập với sản xuất TBYT trong nước, điều này đã được các DN sản xuất TBYT kiến nghị nhiều lần (thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cao trong khi nhập khẩu TBYT là 0%, thuế VAT nguyên vật liệu sản xuất cao hơn thuế VAT đối với TBYT);
Việc luôn phải duy trì nhiệt độ, áp suất, vi sinh… của phòng sạch để đáp ứng điều kiện sản xuất vô trùng ngay cả khi dừng sản xuất hay sản xuất với công suất nhỏ cũng là vấn đề chi phí không nhỏ.
- Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm: Nhiều bệnh viện đã hoãn các thủ thuật và phẫu thuật theo chương trình, các dịch vụ không thiết yếu, ví dụ như phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo, phẫu thuật thẩm mỹ… Số lượt khám, điều trị nội trú và ngoại trú tại các bệnh viện đều giảm, tiêu thụ vật tư y tế giảm dẫn tới nhu cầu mua sắm của các bệnh viện giảm mạnh.
Khó khăn trong việc thực hiện giao tiếp, các thử nghiệm lâm sàng đối với sản phẩm nghiên cứu mới tại các bệnh viện cũng bị đình trệ do không tuyển được bệnh nhân, hạn chế trong đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị.
- Khó khăn về nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Sản xuất công nghệ cao thì nhiều nguyên liệu phải nhập khẩu, tình trạng kéo dài thời gian đặt hàng hoặc tăng giá do nhiều nước cũng giảm sản lượng sản xuất, giảm số lượng nhân công sản xuất do giãn cách trong dịch COVID-19 là vấn đề thường gặp phải. Nguồn nguyên vật liệu cung ứng trong nước cũng gặp tình trạng trên; vận chuyển chậm trễ và chi phí vận chuyển tăng.
- Khó khăn về nguồn nhân lực: Phải thực hiện giãn cách, nên các DN thực hiện giảm nhân lực hoặc cho nghỉ luân phiên, hoặc cho ngừng việc dẫn đến nhiều NLĐ giảm thu nhập nên bỏ việc. Hoặc người lao động ngoại tỉnh bỏ về quê do tình trạng nhiều khu nhà trọ họ đang ở có ca dương tính COVID-19 nên lo sợ bị lây nhiễm, hoặc không quay lại được vì giãn cách xã hội.
Để có nguồn nhân lực đáp ứng phục hồi sản xuất thì tuyển dụng, đào tạo lại và duy trì ổn định cũng phải có thời gian và kinh phí vì yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ cao.
- Khó khăn về chi phí và nguồn vốn: Phát sinh nhiều chi phí như chi phí xét nghiệm cho NLĐ bảo đảm an toàn cho người lao động, chi phí ăn ở đi lại tăng cao, chi phí lương ngừng việc, chi phí y tế (nếu chẳng may có ca F0 trong DN);
Không có doanh thu hoặc doanh thu giảm sút, không đủ chi phí mà các ngân hàng ngại nợ xấu nên việc vay vốn không thể thực hiện được. Thiếu vốn để đặt nguyên vật liệu sản xuất vì phải thanh toán trước 100% do các DN đều khó khăn, hạn chế việc cho trả chậm.
Các DN sản xuất nói chung và sản xuất TBYT nói riêng đang mong đợi Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành được thực hiện sớm.
Việc giãn cách xã hội ở mức cao nhất khi bệnh dịch bùng phát là chủ trương đúng đắn, giúp dịch bệnh được kiểm soát, nếu không giãn cách thì hệ thống y tế sẽ lâm nguy và kéo theo sự suy sụp của sản xuất và kinh tế. Nhưng việc khôi phục và giúp các DN sản xuất trở lại hoạt động đang là trăn trở của tất cả các DN sản xuất, mong muốn được tiếp tục sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng trong điều kiện mới.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Theo bà Cao Thị Vân Điểm, cần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, có chính sách ưu đãi, giảm thuế với sản xuất trong nước, có chính sách ủng hộ việc tiêu thụ hàng Việt Nam, chính sách hỗ trợ người lao động, và các giải pháp đồng bộ giữa các Ban ngành và hướng dẫn chi tiết thực hiện.
Các doanh nghiệp cần lắm sự hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp; chính sách cơ cấu nợ cho doanh nghiệp; giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; hỗ trợ thương mại đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; các chính sách ưu đãi trong đấu thầu với hàng sản xuất trong nước. Quy trình thủ tục hỗ trợ cần rõ rành nhanh chóng để doanh nghiệp tiếp cận được.
Cụ thể đối với Bộ Y tế thủ tục cấp phép lưu hành sản phẩm cần được rút gọn và rút ngắn thời gian để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, cần có chính sách ưu đãi trong đấu thầu đối với hàng sản xuất trong nước theo quy định của hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (hàng hóa được bên dự thầu cung cấp có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên được tính làm căn cứ để nhà thầu được hưởng các điều kiện đặc biệt, quyền lợi tốt hơn so với các nhà thầu khác khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế).
*Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Cẩm Đào
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm