Thoát vị đĩa đệm đang có tỉ lệ trẻ hóa

Theo PGS.TS Nguyễn Lê Bảo Tiến – Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết người bình thường ngoài 20 tuổi sẽ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm khi thấy dấu hiệu như cột sống mất nước, khô dần, mất tính đàn hồi vốn có của đĩa đệm.
12/05/2023 16:07

Trước đây chúng ta nghĩ rằng với các bệnh lý của đĩa đệm, bệnh lý của cột sống hay gặp ở những người từ trung niên đổ ra, tuy nhiên hiện tại tỉ lệ trẻ hóa bệnh lý.

20190827_072218_172349_thoat-vi-dia-dem-dot-.max-800x800-768x512

Triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường có những triệu chứng như: Đau vùng đĩa đệm bị tổn thương, đau do nguyên nhân chèn ép thần kinh những vùng vị trí tương xứng, rối loạn chức năng chèn ép thần kinh dưới da. Thực tế nhiều người bệnh không phân biệt được thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, PGS.TS Nguyễn Lê Bảo Tiến chia sẻ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có biểu hiện đau lưng, đau lan lan xuống vùng mông và chân, đau tăng lên khi vận động, khi ngồi lâu, đứng lâu. Đau vùng vai gáy, lan xuống tay, ngón tay là những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh, người dân nên đi thăm khám chuyên khoa tại các cơ sở uy tín để được thăm khám kĩ càng.

Những biến chứng nếu thoát vị đĩa đệm không được xử lý kịp thời

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, nếu chủ quan, không đi điều trị sớm thì dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Không chỉ bao hàm yếu tố về liệt, mà một số bệnh nhân có thể bị rối loạn cơ tròn, đại tiểu tiện không tự chủ, đau thần kinh mãn tính. Những bệnh này rất khó điều trị, người bệnh sau đó gần như tàn phế, không thể phục hồi.

Phương pháp điều trị

Điều trị nội khoa

– Bất vận động ván cứng từ 1-3 ngày.

– Dùng thuốc: Chống viêm giảm đau, thuốc an thần giãn cơ nhẹ và các vitamin nhóm B.

– Tập vật lý trị liệu: Tăng sức mạnh, độ dẻo dai, sức chịu đựng và cân bằng của các cơ cạnh cứng và cơ bụng.

– Liệu pháp tâm lý.

– Mặc áo nẹp cột sống.

– Phong bế ngoài màng cứng, rễ thần kinh chọn lọc.

Các phương pháp phẫu thuật

– Can thiệp qua da: Tạo hình nhân nhày bằng sóng cao tần

– Phẫu thuật ít xâm lấn: Lấy thoát vị, giải ép, qua ống nong, dùng kính vi phẫu hỗ trợ trong mổ.

– Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi cột sống, lấy bỏ nhân thoát vị

– Mổ mở: Lấy thoát vị giải ép, cố định cột sống, lấy đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt.

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

đĩa đệm tương đối phổ biến với độ tuổi từ 20 đến 30.

comment Bình luận

largeer