Thông tin y tế sức khỏe mới nhất ngày 15/8: Suýt chết vì đốt thuốc xông nhà

Nhiễm độc thạch tín vì xông nhà, giá giường dịch vụ trong bệnh viện lên đến 1,5 triệu/ngày, bé trai nguy kịch vì bố mẹ cho uống Paracetamol hạ sốt là thông tin y tế sức khỏe mới nhất ngày 15/8.
15/08/2019 10:33

Nhiễm độc thạch tín suýt chết do thường xuyên đốt thuốc xông nhà

Báo Thanh Niên đưa tin, ngày 14.8, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD) vừa điều trị thành công cho một người bệnh bị nhiễm độc thạch tín nặng trong thời gian dài.

Hơn một năm nay, anh N.V.T (39 tuổi, làm nghề xây dựng và kinh doanh nhà) thường xuyên bị sốt, không ăn uống được, nôn ói, chân tay ngày càng yếu, không thể di chuyển. Được biết, trước đó bệnh nhân không hề có bệnh mạn tính nào.

Bệnh nhân đã đi điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau, thậm chí qua Singapore. Qua các bệnh viện, anh lại được chẩn đoán bệnh khác nhau và điều trị không khỏi.

Đến ngày 14.5, anh T. nhập viện BV ĐHYD trong tình trạng nguy kịch với các biểu hiện sốt, đau bụng, nôn ói liên tục, yếu liệt tứ chi, suy kiệt, bụng báng nhiều.

Sau khi nghi ngờ người bệnh bị ngộ độc thạch tín (Asen), các bác sĩ đã tiến hành thu thập mẫu máu - nước tiểu - tóc - móng của người bệnh để xét nghiệm độc chất. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc thạch tín, có nồng độ Asen trong tóc, móng cao hơn đến 300 - 500 lần so với giá trị thông thường.

Bác sĩ Ngọc nhận định đây là trường hợp hiếm có nhiễm độc thạch tín nặng và bệnh nhân không hề hay biết. Qua tìm hiểu nguyên nhân nhiễm độc của bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện, theo quan niệm dân gian, mỗi khi nhà mới xây xong, anh T. lại mua gói thuốc để xông nhà, nhằm xua tà khí, mong muốn mang lại may mắn, vượng khí cho ngôi nhà. Do đặc thù công việc xây dựng và kinh doanh nhà nên suốt 10 năm nay, hầu như mỗi tháng anh đều… xông nhà mới như vậy.

Gia đình đã đưa các gói thuốc xông nhà cho bác sĩ kiểm tra. Đồng thời, các bác sĩ cũng đã đến tận điểm bán các gói thuốc xông nhà theo lời anh T. chỉ và phát hiện, trong các gói thuốc này có thành phần hùng hoàng. Kết quả xét nghiệm phân tích các gói thuốc này phát hiện nồng độ thạch tín khá cao.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, người dân không nên sử dụng những chế phẩm hay thuốc men không rõ nguồn gốc, không nên lạm dụng bất cứ đồ vật hay món ăn gì thường xuyên khi chưa biết rõ chính xác thành phần bên trong.
Link gốc vụ nhiễm độc thạch tín do đốt thuốc xông nhà 

Giường gấp đặt trong bệnh viện thu 200.000 đồng/ngày, giá giường dịch vụ lên đến 1,5 triệu/ngày

Cũng trên báo Thanh Niên: Ghi nhận thực tế mới đây, ở Khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 (TP.HCM), bệnh nhân (BN) đông nghẹt, ở các phòng, BN nằm san sát, hành lang vẫn không còn chỗ. Trong số BN nhằm ngoài hành lang có ông P.T.Đ (48 tuổi) bị bệnh xơ gan. Bà Thu - chị gái ông Đ. chỉ vào chiếc “giường bệnh” em trai mình nằm và nói “giá 200.000 đồng/ngày”. Đây thực ra là cái ghế gấp bằng bố, cao cách mặt đất tầm 40 cm, được trải tấm drap. Với phí 200.000 đồng/ngày, vài BN nằm 1 ngày là có thể mua được cái “giường” này.

“Nằm giá đó còn không đủ tiền chứ nói gì giường vài triệu đồng. Bữa đầu tôi đưa em từ Phú Yên vào Sài Gòn, đến một BV lớn lắm, khi chưa nhập viện họ hỏi thăm dò “gia đình đủ khả năng không thì cho ở lại. Họ bảo giá giường bệnh đến 1,4 triệu đồng/ngày. Tôi nói không đủ khả năng nên xin chuyển em tôi qua BV Nhân dân 115”, bà Thu nói.

BN tên H.P.K (23 tuổi) bị tai nạn dập ở tay trái vào Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nhân dân 115, nằm phòng có 7 giường, mỗi giường 350.000 đồng/ngày. Bà H., mẹ bệnh nhân, cho hay thấy con không ngủ được, bà xin chuyển phòng có 1 - 2 giường, nhưng không còn. Mà phòng 2 giường, mỗi giường 1,5 triệu đồng/ngày. “Tiền đâu mà nằm phòng giá cao dữ vậy, bệnh này nằm 3 tuần, sao chịu nổi”, bà Hồng nói.

Tại khu N2 (khu dịch vụ) BV Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM, chị Thái Diễm V. (Q.10) bế con nhỏ mới sinh. Phòng chị V. đặt rộng chừng 25 m2, trang bị ti vi LCD 32 inch, tủ lạnh, bình đun nước, 2 chiếc giường, nôi em bé, tủ gỗ áp tường đựng quần áo khá lớn. Nhà vệ sinh sạch sẽ, rộng, BV cung cấp xà phòng và giấy vệ sinh. “Với giá phòng 2 triệu đồng/ngày nhưng chỉ ở vài ba ngày là chấp nhận được. Ở phòng này yên tĩnh, mẹ con và gia đình đều có không gian để nghỉ ngơi”, chị V. nói.

Tại một phòng bệnh khác của khu N2 BV Từ Dũ, căn phòng rộng 50 - 60 m2, có 7 giường, 2 nhà vệ sinh, quạt máy. Ở mỗi đầu giường bệnh là một tủ đựng đồ, ghế bố cho người nuôi bệnh, nôi em bé, máy lạnh trung tâm.

“Vợ chồng tôi làm công nhân viên, giá giường bệnh 600.000 đồng/ngày là chấp nhận được. Căn phòng khá sạch, yên tĩnh. Nếu giường 2 - 4 triệu đồng thì tôi không kham nổi”, chị Thái Thị P. (ngụ Q.Bình Tân) vừa cầm hóa đơn tính tiền xuất viện vừa nói.

Link gốc giá giường dịch vụ trong bệnh viện

Bé trai 27 tháng tuổi nguy kịch nghi do dùng Paracetamol 4 viên/ngày

Thông tin trên báo Tuổi Trẻ: Một bệnh nhi 27 tháng tuổi ở Phú Thọ bị hôn mê sau khi chuyển vào viện với dấu hiệu ngộ độc Paracetamol do sử dụng quá liều. Trước đó, người nhà đã cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol 500mg với liều lượng 4 viên/ngày khi bé sốt cao.

Ngày 14-8, khoa cấp cứu - Trung tâm Sản nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhi T.V.D. (27 tháng tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) có dấu hiệu ngộ độc Paracetamol do sử dụng quá liều.

Người nhà D. cho biết 4 ngày nay bé sốt cao từng cơn, ho khò khè nên gia đình cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol 500mg với liều lượng 4 viên/ngày, đã uống 4 ngày.

Bệnh nhi vào viện trong tình trạng lơ mơ, mệt lả, sốt 38 độ, khó thở nhiều, ho khò khè, tim nhịp nhanh, phổi thông khí kém, gan to dưới bờ sườn 2cm.

Các bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp toan chuyển hóa nặng trên bệnh nhi viêm phổi, theo dõi ngộ độc Paracetamol.

be-trai-2-tuoi-hong-gan-nguy-kich-vi-sai-lam-cua-cha-me-khi-dung-thuoc-ha-sot

Sau khi được bác sĩ sơ cấp cứu ban đầu, bệnh nhi được chuyển lên khoa hồi sức tích cực - chống độc.

Tại đây, bệnh nhi được đặt ống nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, bù kiềm. Tuy nhiên, 2 giờ sau khi vào viện, bệnh nhi rơi vào hôn mê, đồng tử 2 bên co nhỏ, phản xạ ánh sáng kém, tim nhịp nhanh, huyết áp tụt, triệu chứng suy gan cấp, rối loạn đông máu nặng, men gan tăng cao.

Các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp bệnh nặng, tiên lượng tử vong nếu không được ghép gan.

Sau khi được điều chỉnh các chức năng sống cơ bản, bệnh nhi được chuyển tuyến xuống Bệnh viện Nhi trung ương tiếp tục điều trị.

Gia đình bệnh nhi cho biết trong gia đình còn có trẻ bị sốt nhẹ cũng đang cho sử dụng thuốc giống như cháu D..

Thạc sĩ - bác sĩ Phan Hồng Sáng, phó trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc - Trung tâm Sản nhi (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ), cho biết cách đây 1 năm cũng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 3 tuổi tử vong do ngộ độc Paracetamol.

Link gốc bài báo về cậu bé nguy kịch do bố mẹ cho uống Paracetamol hạ sốt

Hàm răng giả rơi vào phế quản cụ ông 89 tuổi

Trên VnExpress đưa tin về một cụ ông bị răng giả rơi vào đường thở.

Một cầu răng giả gồm 9 chiếc, dài gần 5 cm, được bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương gắp ra từ phế quản cụ ông ở Bắc Giang. Mười năm nay ông đeo cầu răng giả ở hàm dưới, có thói quen tháo lắp hàm để vệ sinh hàng ngày. Ngày 13/8, đang nằm viện điều trị di chứng lao phổi, ông ho khạc đờm mạnh khiến toàn bộ hàm răng giả vào mắc kẹt ở khí phế quản gốc trái. Ông bị tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng.

Cụ được các bác sĩ khoa Hồi sức Tích cực nội soi phế quản gắp hàm răng ra ngoài, giải phóng đường thở.

Bác sĩ Nguyễn Lê Nhật Minh, Trưởng Khoa Nội soi Chẩn đoán và can thiệp, cho biết quá trình lấy dị vật khá khó khăn do bề mặt răng sứ rất trơn không thể dùng kìm để gắp. Bệnh nhân còn bị suy hô hấp và đang phải thở máy.

rang gia toi vao khi quan duong tho

Phim chụp Xquang phát hiện cầu răng giả trong phế quản bệnh nhân. Ảnh: Tạ Khánh.

Các bác sĩ phải đưa ống nội soi vào trong nội khí quản và dùng một thiết bị thòng lọng để thít vào cầu răng giả kéo ra đồng thời rút ống nội khí quản. Ngay sau khi đưa hàm răng ra ngoài, người bệnh được đặt lại ống nội khí quản, mọi chỉ số thông khí đều ổn định trước và sau khi can thiệp.

comment Bình luận
Tin liên quan

largeer