Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị

Khi trải qua liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị, bệnh nhân ung thư thường gặp các vấn đề như rụng tóc, sụt cân, mệt mỏi, nôn mửa, giảm trí nhớ, mất tập trung và mất vị giác, khiến họ không muốn ăn. Nhưng vì thực phẩm lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe trong giai đoạn điều trị, người bệnh cần phải bồi bổ để mau hồi sức.
12/06/2023 17:19

Những thực phẩm dưới đây đặc biệt giúp ích cho họ trong việc giảm nhẹ các tác dụng phụ khó chịu đồng thời tăng cường khả năng chống lại căn bệnh quái ác.

Ngũ cốc nguyên hạt

Một phần ăn chứa ngũ cốc nguyên hạt (như cơm gạo lứt, bánh mì làm từ lúa mì nguyên cám, lúa mạch, hạt kê…) cung cấp selen, mangan, chất xơ, thiamin, vitamin B6 và niacin giúp tăng cường vị giác của người bệnh sau hóa trị. Trong khi đó, axít phytic trong các loại ngũ cốc kể trên có tác dụng làm chậm sự phát triển của căn bệnh.

Nước cam

Hóa trị thường gây khô miệng và nước cam có thể giải quyết vấn đề này nhờ khả năng kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị đau họng nên tránh uống nước cam vì nó có thể gây cảm giác đau rát.

Gừng và hành tây

Hóa trị thường dẫn tới buồn nôn. Cách vượt qua cảm giác này là nhai kẹo gừng hoặc uống nước có vị gừng trước khi dùng bữa để xoa dịu dạ dày. Trong khi đó, hành tây giàu chất chống ôxy hóa nên dù ăn sống hay nấu chín đều giúp bệnh nhân ung thư tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn tế bào ung thư sinh sôi thêm.

Ảnh: Boldsky

Ảnh: Boldsky

Tỏi

Xạ trị sẽ khiến bệnh nhân trở nên yếu ớt, nên cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để “chiến đấu” với ung thư. Theo các chuyên gia, bổ sung 2-3 lát tỏi mỗi ngày vào chế độ ăn chắc chắn có lợi cho bệnh nhân vừa xạ trị.

Hạt quả hạch Brazil (hạt bào ngư)

Tiêu thụ 2-4 hạt giàu selen này mỗi ngày giúp bệnh nhân tăng cường hệ miễn dịch và tối ưu hóa sức mạnh chống ung thư, nhất là đối với ung thư máu và ung thư da.

Yến mạch

Vì mất cảm giác thèm ăn khi trải qua hóa trị, nên bệnh nhân dễ bị sút cân. Yến mạch sẽ giúp họ phục hồi cảm giác thèm ăn, cải thiện trọng lượng cơ thể đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch, giảm nồng độ cholesterol xấu và insulin trong máu.

Hạt hướng dương và hạt mè

Hạt hướng dương chứa hàm lượng cao kẽm, vitamin E và một lượng nhỏ selen sẽ có lợi cho bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn hóa trị khi tiêu thụ một nắm hạt mỗi ngày. Loại hạt này cũng thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Trong khi đó, hạt mè giúp kiểm soát huyết áp cũng như nồng độ lipid trong cơ thể và đã được chứng minh lâm sàng có lợi cho bệnh nhân đang điều trị ung thư vú.

Các loại quả, hạt khô

Hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ, hạt dẻ cười… đều được chứng thực có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú. Những loại hạt này giàu chất chống ôxy hóa và có thể làm giảm 50% nguy cơ tế bào ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Thường xuyên bổ sung dù chỉ một lượng nhỏ quả-hạt khô trong chế độ ăn có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.

Các loại rau lá xanh

Cải bó xôi, cải rổ, cải xoăn, xà lách… rất giàu vitamin, khoáng chất, các chất chống ôxy hóa và enzyme. Đó là những thành phần thiết yếu giúp chống ung thư, trong khi đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút của chúng có tác dụng ngăn khối u hình thành và lây lan. Ngoài ra, các chất kể trên còn hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.

Các loại đậu

Thường xuyên tiêu thụ các loại đậu (đen, trắng, đỏ, xanh), đậu Hà Lan, đậu lăng... giúp bệnh nhân ung thư tăng cường hiệu quả chữa bệnh nhờ chúng chứa nhiều thành phần chống ung thư như selen, saponin, phytate, kẽm, chất ức chế protease, chất xơ và folate. Để có hiệu quả, bệnh nhân chỉ cần tiêu thụ 400mg đậu mỗi ngày.

Theo Boldsky

comment Bình luận

largeer