Thường xuyên thở dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Thở dài là kiểu thở sâu, kéo dài hơi thở. Thông thương kiểu thở này xuất hiện khi bạn có cảm giác nhẹ nhõm, buồn chán hoặc kiệt sức. Tuy nhiên một vài trường hợp thở dài có thể cho thấy xuất khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
07/10/2020 11:51

Vì sao chúng ta thường thở dài? Thở dài tốt hay xấu?

tai-sao-con-nguoi-tho-daijpg-1jpg-2153

Mọi người trong chúng ta thường không kiểm soát được hơi thở dài của mình. Theo nghiên cứu, trong 1 giờ đồng hồ thì con người tạo ra khoảng 12 nhịp thở sâu và dài. Điều này có nghĩa là cứ khoảng trung bình 5 phút thì bạn sẽ thở dài 1 lần. Có thể bạn không biết nhưng kiểu thở dài này được tạo ra trong thân não có khoảng 200 tế bào thần kinh.

Tuy thở dài là một hiện tượng bình thường của cơ thể, thế nhưng nếu bạn thường xuyên thở dài thì sự gia tăng nhịp thở có thể sẽ liên quan đến một số tình trạng sức khỏe như lo lắng, căng thẳng hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường hô hấp đang tiềm ẩn.

Việc thở dài về cơ bản đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố chức năng của phổi trong cơ thể. Bởi vì nếu bạn chỉ duy trì nhịp thở bình thường thì các túi khí nhỏ trong phổi thường được gọi là phế nang có thể xẹp xuống một cách tự nhiên, về lâu dài điều này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của phổi và làm chậm quá trình trao đổi khí của cơ thể. Còn nếu bạn có nhịp thở sâu, dài thì tình trạng này sẽ không diễn ra. Thậm chí, trong một vài trường hợp nhịp thở dài có thể giúp bạn giải tỏa được căng thẳng, lo lắng cực kỳ hiệu quả.

Mặc dù nhịp thở dài rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu bạn thở dài hơn bình thường thì có thể cơ thể bạn đang có dấu hiệu bệnh về đường hô hấp, hoặc một số loại bệnh khác liên quan đến trạng thái thần kinh như trầm cảm,…vì thế bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị nếu cần thiết.

Thường xuyên thở dài hơn bình thường là dấu hiệu của bệnh gì?

vi-sao-chung-ta-lai-tho-dai

-      Bị căng thẳng quá mức

Cuộc sống ngày càng hiện đại, vì thế những yếu tố gây ra căng thẳng về cả thể chất và tâm lý xuất hiện cũng thường xuyên hơn. Khi phải đối mặt với những tình huống gây ra căng thẳng thì thường cơ thể của chúng ta sẽ xuất hiện tình trạng như đổ mồ hôi, tim đập nhanh hơn kèm theo đó là hơi thở nhanh và gấp hơn so với bình thường. Vì lúc này lưu lượng không khí lưu thông trong phổi giảm nên bạn cảm thấy khó thở hơn, nên bạn cần phải hít thở sâu, dài hơn để có thể điều chỉnh nhịp thở của mình, qua đó bạn cũng điều chỉnh tâm trạng, giảm bớt sự căng thẳng.

-      Bị trầm cảm

Ngoài căng thẳng thì khi buồn bã, tuyệt vọng chúng ta cũng có xu hướng xuất hiện hơi thở dài nhiều hơn so với bình thường. Đây cũng là lý do vì sao mà những người bị trầm cảm sẽ thường xuyên hít thở sâu và kéo dài nhịp thở. Thế nên nếu như bạn thấy tình trạng này xuất hiện, kèm theo những dấu hiệu liên quan như u buồn, khó chịu thì có thể đến bác sĩ tâm lý để kiểm tra và tìm ra phương hướng điều trị tốt nhất.

-      Bị bệnh đường hô hấp

Thông thường những người mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thì sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, vì thế lúc này bạn cần phải hít thở sâu hơn, dài hơn để cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Thế nên nếu xuất hiện tình trạng khó thở bắt buộc phải thở dài thường xuyên thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nhé.

Trà Hương

comment Bình luận

largeer