Tìm hiểu về rối loạn thị giác

Rối loạn thị giác là một trong những chứng bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là dân văn phòng, học sinh, sinh viên thường xuyên tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, sách vở ở cự ly gần,…
28/03/2023 15:26

Khi bị rối loạn thị giác người bệnh sẽ rất khó xác định ảnh thật của vật, đồng thời cũng khó phân biệt vị trí chính xác của vật cụ thể biểu hiện thường gặp bằng các dấu hiệu như nhìn đôi, nhìn mờ, mù màu, đau mắt,… nhưng mọi người thường lại không chú ý đến. Rối loạn thị giác không phải bệnh lý mà là một dạng rối loạn cảm giác và là triệu chứng ban đầu của nhiều loại bệnh nguy hiểm.

20190719_095312_214870_tre-nheo-mat.max-1800x1800

(Ảnh: Vinmec)

1. Nhìn mờ

Mờ mắt là triệu chứng phổ biến nhất.

Nguyên nhân thường gặp là do Tật khúc xạ. Tật khúc xạ là tình trạng mắt không thể hội tụ hình ảnh sắc nét trên võng mạc, gây nhìn mờ mắt, là nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực trên thế giới. Đông Nam Á trong đó có Việt Nam chiếm tỉ lệ mắc đến 80% ở học sinh đã tốt nghiệp.

Ở trẻ em các loại tật khúc xạ thường gặp là cận thị, viễn thị và loạn thị:

Cận thị biểu hiện bằng việc nhìn xa mờ nhưng vẫn có thể nhìn gần rõ. Đây là tật khúc xạ đáng quan tâm nhất không chỉ vì hay gặp nhất mà còn vì cận thị có thể dẫn đến các nguy cơ như rách hay bong võng mạc hoặc tăng nhãn áp

Viễn thị biểu hiện chủ yếu ở nhìn gần mờ nhìn xa rõ, nhưng ở trẻ em và thanh thiếu niên viễn thị nhẹ vẫn có thể nhìn rõ vì còn khả năng điều tiết. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, viễn thị có thể sẽ gây ra lé trong điều tiết và tăng nhãn áp

Loạn thị là tình trạng hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức mỏi mắt, nheo mắt, chảy nước mắt của vật tới mắt. Loạn thị trung bình và nặng nếu không được điều chỉnh trước 5 tuổi thường dẫn tới nhược thị.

Phương pháp điều trị tật khúc xạ ở trẻ em

Chỉnh tật khúc xạ bằng gọng và kính tiếp xúc

Điều trị bằng thuốc và dược phẩm

Phẫu thuật Laser Excimer cho người từ 18 tuổi trở lên

Phòng ngừa: Kiểm tra thị lực và khúc xạ cần định kì tiến hành 1 -2 lần mỗi năm. Kiểm tra thị lực của trẻ giúp phát hiện các khúc xạ khúc xạ sớm hạn chế ảnh hưởng đến học tập và sự phát tiển của thị giác

2. Nhìn đôi (song thị)

Đây là triệu chứng rối loạn thị giác điển hình, là tình trạng người bệnh sẽ nhìn thấy một vật thành hai vật hoặc nhìn thấy bóng mờ của vật bên cạnh hình ảnh thật.

Tình trạng này kéo dài gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày như không thể tham gia giao thông, học tập, làm việc, …

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do đục thuỷ tinh thể, nhược cơ, tiểu đường, tăng huyết áp, chấn thương,… Tùy vào từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị cụ thể

3. Mù màu

Mù màu hay còn được biết với tên gọi bệnh rối loạn sắc giác, đây là một biểu hiện của chứng rối loạn thị giác khá hiếm gặp. Bệnh nhân có thể nhìn thấy được mọi vật nhưng gặp vấn đề trong việc phân biệt màu sắc nhất định.

Có nhiều dạng mù màu khác nhau, một số biểu hiện của các dạng mù màu cụ thể:

Bệnh nhân không phân biệt được một số màu sắc như màu lục và màu đỏ, màu xanh dương và màu vàng.

Bệnh nhân chỉ nhìn thấy màu đen, xám, trắng.

Bệnh nhân chỉ nhìn được một số sắc thái màu.

Nguyên nhân gây chứng mù màu có thể là do di truyền, vấn đề tuổi tác, bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc điều trị tâm lý, môi trường hay làm việc phải tiếp xúc với một số hoá chất gây hại.

4. Giải pháp phòng ngừa rối loạn thị giác

Rối loạn thị giác ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do đó, để phòng ngừa rối loạn thị giác cần: bổ sung thực phẩm tốt cho mắt, thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học. Trẻ em thường không nhận biết được cụ thể các biểu hiện rối loạn thị giác như người lớn nên việc đưa trẻ đi khám định kỳ mổi 6-12 tháng là một điều cần thiết để phát hiện sớm các bất thường về thị lực nhằm can thiệp điều trị kịp thời đảm bảo sự phát triển toàn diện về thị giác và sức khỏe.  

Theo Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố

comment Bình luận

largeer