Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tính đến ngày 1/8

Đến sáng 1/8, thế giới có trên 581,99 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,419 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
01/08/2022 08:56

Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng cộng trên 93,06 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,055 triệu trường hợp tử vong do bệnh này. 

Nhà Trắng cho biết, kết quả xét nghiệm ngày 30/7 cho thấy, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Kết quả đưa ra chỉ hơn 3 ngày sau khi ông kết thúc thời gian cách ly. Bác sĩ của Nhà Trắng Kevin O'Connor khẳng định, ông Biden không xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 và vẫn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Theo chỉ dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, Tổng thống Biden sẽ tiếp tục cách ly trong ít nhất 5 ngày. Cơ quan này cho biết, phần lớn các ca tái mắc COVID-19 ở Mỹ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và chưa có báo cáo về các ca diễn biến nặng.

Nhà Trắng thông báo sẽ triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường thứ hai vaccine ngừa COVID-19 cho người dân trong tháng 9 tới, sử dụng loại vaccine được hiệu chỉnh để nhắm tới các dòng phụ của biến thể Omicron vốn đang là nguyên nhân làm tăng các ca nhập viện tại Mỹ.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 31/7, số ca mắc mới COVID-19 ở nước này đã giảm xuống còn 19.673 trường hợp sau 3 ngày liên tiếp ghi nhận trên 20.000 ca. Cũng trong ngày qua, Ấn Độ có thêm 45 bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID-19, đưa tổng số người thiệt mạng ở nước này lên 526.357 ca kể từ đầu dịch. Cho đến nay, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng trên 44,033 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 157.160 bệnh nhân đang điều trị.

1000-16592705032371021342228

Pháp là tâm dịch COVID-19 lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Án Độ (Ảnh: AP)

Tỷ lệ mắc mới COVID-19 theo ngày hiện nay ở Ấn Độ là 4,96%, trong khi tỷ lệ mắc mới theo tuần là 4,88%.

Liên quan đến chiến dịch tiêm phòng COVID-19, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết tính đến sáng 31/7, nước này đã thực hiện 2,04 tỷ mũi vaccine cho người dân. Hiện Chính phủ Ấn Độ đang tập trung đẩy mạnh chương trình tiêm các mũi tăng cường do số lượng người tiêm mũi thứ 3 vẫn còn thấp. Bộ Y tế Ấn Độ đang theo dõi sát những diễn biến dịch bệnh cả trong và ngoài nước, đồng thời kêu gọi người dân đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19 tại nơi đông người.

Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng cộng trên 93,06 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,055 triệu trường hợp tử vong do bệnh này. 

Nhà Trắng cho biết, kết quả xét nghiệm ngày 30/7 cho thấy, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Kết quả đưa ra chỉ hơn 3 ngày sau khi ông kết thúc thời gian cách ly. Bác sĩ của Nhà Trắng Kevin O'Connor khẳng định, ông Biden không xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 và vẫn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Theo chỉ dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, Tổng thống Biden sẽ tiếp tục cách ly trong ít nhất 5 ngày. Cơ quan này cho biết, phần lớn các ca tái mắc COVID-19 ở Mỹ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và chưa có báo cáo về các ca diễn biến nặng.

Nhà Trắng thông báo sẽ triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường thứ hai vaccine ngừa COVID-19 cho người dân trong tháng 9 tới, sử dụng loại vaccine được hiệu chỉnh để nhắm tới các dòng phụ của biến thể Omicron vốn đang là nguyên nhân làm tăng các ca nhập viện tại Mỹ.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 31/7, số ca mắc mới COVID-19 ở nước này đã giảm xuống còn 19.673 trường hợp sau 3 ngày liên tiếp ghi nhận trên 20.000 ca. Cũng trong ngày qua, Ấn Độ có thêm 45 bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID-19, đưa tổng số người thiệt mạng ở nước này lên 526.357 ca kể từ đầu dịch. Cho đến nay, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng trên 44,033 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 157.160 bệnh nhân đang điều trị.

Tỷ lệ mắc mới COVID-19 theo ngày hiện nay ở Ấn Độ là 4,96%, trong khi tỷ lệ mắc mới theo tuần là 4,88%.

Liên quan đến chiến dịch tiêm phòng COVID-19, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết tính đến sáng 31/7, nước này đã thực hiện 2,04 tỷ mũi vaccine cho người dân. Hiện Chính phủ Ấn Độ đang tập trung đẩy mạnh chương trình tiêm các mũi tăng cường do số lượng người tiêm mũi thứ 3 vẫn còn thấp. Bộ Y tế Ấn Độ đang theo dõi sát những diễn biến dịch bệnh cả trong và ngoài nước, đồng thời kêu gọi người dân đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19 tại nơi đông người.

Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay, hơn 71,4 triệu người tại quốc gia với khoảng 110 triệu dân này đã được tiêm đầy đủ các mũi cơ bản vaccine ngừa COVID-19.

Nước láng giềng Malaysia ngày 30/7 ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới , trong đó có 3 ca nhập cảnh. Con số này trong ngày 31/7 là 2.783. Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Noor Azmi Ghazali, cho rằng đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và người dân không nên chủ quan, xem nhẹ các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh vốn đang có chiều hướng gia tăng nhanh do sự xuất hiện các dòng phụ của biến thể Omicron.

Ông Ghazali khuyến nghị người dân nên tiếp tục tuân thủ Quy trình vận hành tiêu chuẩn, người lớn nên tiêm phòng nhắc lại, trong khi trẻ em đủ điều kiện nên tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Cho đến nay, mới chỉ có 50% trẻ em trong nước đã được tiêm phòng.

Còn tại Campuchia, nước này xác nhận thêm 36 trường hợp mắc nhiễm COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, giới chức Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch, bao gồm đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên, tăng cường tập luyện thể thao và tiêm mũi vaccine tăng cường để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Tại Đông Á, Hàn Quốc trong 24 giờ qua ghi nhận gần 73.600 ca mắc mới COVID-19. Bên cạnh đó, số bệnh nhân nặng tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng.

Trung Quốc ngày 31/7 có 116 ca mắc mới có triệu chứng trong cộng đồng. Đến nay, tống cộng 229.510 người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cho phép chính quyền của 47 tỉnh, thành phố tự ban bố các biện pháp tăng cường nhằm phòng chống dịch COVID-19. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới ở nước này đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 230.000 ca/ngày vào ngày 28/7, chủ yếu do sự lây lan mạnh của dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron.

Chính quyền địa phương có thể ban bố các biện pháp tăng cường để chống dịch khi hệ thống y tế trên địa bàn có nguy cơ quá tải, chẳng hạn khi tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 vượt ngưỡng 50%. Các biện pháp tăng cường này bao gồm kêu gọi người dân thực hiện các quy định phòng dịch như tiêm vaccine và làm việc từ xa, hoặc có thể đề nghị người cao tuổi và những người có các bệnh nền tránh xa những địa điểm đông người.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer