Tình trạng thiếu kim tiêm vaccine Covid-19 tại Nhật Bản
Giới chức đưa ra yêu cầu bổ sung nguồn cung khẩn cấp, nhưng các công ty thiết bị y tế đang vật lộn để tăng cường sản xuất đủ nhanh. Điều này khiến Thủ tướng Yoshihide Suga quan ngại và cũng ảnh hưởng đến độ tín nhiệm của người dân đối với ông.
"Chúng tôi vẫn cố gắng đảm bảo lượng kim tiêm đặc biệt", Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato phát biểu.
Nhân viên y tế Tokyo kiểm tra nhiệt độ của lô vaccine Pfizer chuyển đến Nhật Bản ngày 16/2. Ảnh: Reuters
Đợt tiêm phòng của Nhật Bản được triển khai cùng với các nước thuộc nhóm G7. Đối tượng ưu tiên ban đầu là 40.000 nhân viên y tế. Sau đó, chính phủ tập trung vào người từ 65 tuổi trở lên có bệnh nền và lao động tại các cơ sở dưỡng lão. Giám đốc Taro Kono cho biết đợt chủng ngừa sẽ kéo dài một năm. Ông gọi vaccine là "quân bài quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19".
"Tôi hy vọng nhiều người được tiêm phòng trong khi hiểu đúng về lợi ích và rủi ro của vaccine", ông nói thêm.
Tiêm chủng nhanh chóng là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Nhật Bản vẫn quyết tâm tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo vào mùa hè năm nay sau khi hoãn sự kiện vì đại dịch. Với 126 triệu dân, nước này đã mua 314 triệu liều vaccine từ Pfizer, AstraZeneca và Moderna, đủ dùng cho 157 triệu người.
Theo Pfizer, một lọ vaccine dùng được 6 liều, song cần có các ống tiêm đặc biệt để giữ lượng dung dịch thấp trong liều cuối cùng. Loại bơm kim tiêm thông thường chỉ có thể lấy được 5 liều. Khi được hỏi vào tuần trước, ông Kato không trực tiếp trả lời về vấn đề này. Song hôm 16/2, ông thừa nhận nếu thiếu bơm tiêm chuyên dụng, vaccine sẽ bị lãng phí. Phát ngôn viên của Pfizer chi nhánh Nhật Bản và giới chức y tế nước này đều từ chối cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Trong nỗ lực tránh bỏ phí vaccine trong lọ, chính phủ yêu cầu công ty thiết bị y tế tăng cường sản xuất lượng bơm kim tiêm chuyên biệt, song còn nhiều lo ngại về tốc độ. Số ca nhiễm ngày ở Nhật Bản giảm dần sau khi đạt đỉnh hồi đầu tháng 1. Tokyo và 9 tỉnh khác vẫn trong tình trạng khẩn cấp do Covid-19.
Theo VnExpress
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm