Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn”

Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2023 diễn ra ngày 18 đến 21/12/2023 tới đây đang thu hút được sự quan tâm của giới khoa học trong nước. Chuỗi tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” là điểm hẹn kết nối giữa cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và doanh nhân hàng đầu trong nước và quốc tế.
19/12/2023 14:14

Trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023 đã diễn tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn”. PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại tọa đàm.

Empty

 PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu

Tọa đàm cũng là dịp hiếm hoi quy tụ những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực miễn dịch trên thế giới tề tựu tại Việt Nam.

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Bệnh rối loạn tự miễn được công nhận lần đầu vào đầu những năm 1900, trải qua hơn một thế kỷ, con người đã có những bước tiến đáng kể trong hiểu biết và quản lý tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc làm sáng tỏ nguyên nhân gây bệnh và tiến triển phức tạp của các bệnh rối loạn tự miễn vẫn luôn là thách thức lớn, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của các nhà khoa học. 

Nhân loại biết đến khoảng 100 loại bệnh tự miễn trong tổng số hàng nghìn bệnh lý hiếm gặp. Đáng chú ý hơn, kể từ sau đại dịch COVID-19, các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh lý tự miễn tăng lên từ 20-50% sau khi nhiễm Corona vi-rút. Tại Việt Nam cũng ghi nhận tỷ lệ người mắc các rối loạn miễn dịch sau COVID-19 gia tăng. Nguồn dữ liệu về phương pháp điều trị còn hạn chế trong khi tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn ngày một tăng cao. Rối loạn tự miễn cho đến nay đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp cho hàng trăm triệu người trên thế giới về mặt sức khỏe, kinh tế và xã hội. 

Đứng trước thực trạng còn nhiều hạn chế trong việc điều trị các bệnh rối loạn tự miễn, đặc biệt tại Việt Nam với nhiều khó khăn về các loại thuốc điều trị, tọa đàm là điều kiện để kết nối các nhà khoa học, hợp tác tạo nên những bước tiên phong mang đến niềm hi vọng to lớn cho những bệnh nhân bị rối loạn tự miễn trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

“Qua hai mùa, giải thưởng VinFuture vinh danh những công trình nghiên cứu xuất sắc góp phần giải quyết các thách thức của nhân loại với sức lan tỏa mạnh mẽ. Những chủ đề nghiên cứu, các hội thảo còn mang tầm ảnh hưởng to lớn, tạo sức hút và truyền cảm hứng đến cộng đồng các nhà khoa học trong nước và toàn cầu. Thay mặt Bộ Y tế tôi ghi nhận những nỗ lực của Quỹ VinFuture trong việc tạo ra một diễn đàn khoa học với mục tiêu và sứ mệnh đầy ý nghĩa này”- Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu.

Tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” - Chủ toạ Giáo sư Đặng Văn Chí, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig và Giáo sư xuất sắc Bloomberg về Y học Ung thư tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ.

Empty

Toàn cảnh buổi toạ đàm

Diễn giả: Giáo sư Jang-Soo Chun, Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju và là Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Nghiên cứu Sáng tạo Quốc gia Hàn Quốc về sinh bệnh học Viêm xương khớp; Giáo sư Pascale Cossart, Viện Pasteur (Pháp), Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giáo sư danh dự và là nguyên Trưởng khoa Tế bào tại Viện Pasteur (Paris, Pháp). Bà cũng là nhà nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu (Heidelberg, Đức) và đảm nhiệm vai trò Thư ký trọn đời cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp; Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, Trưởng khoa Nội chung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, và Giảng viên lâm sàng thuộc Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni, Việt Nam; Giáo sư Shimon Sakaguchi, giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu miễn dịch tiên phong (IFReC), Đại học Osaka (Nhật Bản).

Bảo Ngọc

comment Bình luận

largeer