Tóc rụng do thiếu chất gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tóc rụng, trong đó, thiếu hụt chất dinh dưỡng là một trong những lí do phổ biến khiến mái tóc của bạn trở nên mỏng và yếu ớt hơn.
22/02/2021 11:30

Trên thực tế, tóc rụng đôi khi là hiên tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm loại bỏ những sợi tóc già yếu và phát triển các sợi tóc mới. Tuy nhiên rụng tóc quá nhiều (hơn 100 sợi/ ngày) là biểu hiện của rụng tóc bệnh lý.

Khác với rụng tóc sinh lý, rụng tóc bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng, rụng tóc thành mảng hoặc thậm chí là hói đầu khiến bạn gặp nhiều khó khăn, mặc cảm trong cuộc sống. Tóc rụng nhiều có thể xuất phát từ các bệnh lý thường là rối loạn nội tiết, suy nhược cơ thể, mắc các bệnh da đầu, suy giảm miễn dịch hoặc các hóa chất độc hại bạn phải tiếp xúc do truyền hóa trị, xạ trị trong quá trình điều trị ung thư cũng là tác nhân gây nên tình trạng này.

rung toc do thieu chat gi

Rụng tóc do thiếu chất gì? (Hình minh họa)

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác chúng ta phải kể đến chính là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cũng khiến hiện tượng rụng tóc ngày càng trầm trọng. Thông thường, nang tóc cần một lượng dưỡng chất để duy trì độ chắc khỏe và đảm bảo quá trình phát triển. Vì vậy nếu không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, nang tóc có thể bị suy yếu dần và dẫn đến chứng rụng tóc nhiều.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, thông thường chúng ta có khoảng 120.000 sợi tóc, mỗi sợ tóc có đường kính 0.02-0.05mm. Tóc cấu trúc sừng hình sợi dài, 70% là keratin, 30% là nước, chất béo, hydrat cacbon, vitamin và khoáng chất. Tóc giàu biotin, kẽm, lưu huỳnh và nitơ.

Nang tóc: phần bầu dưới da đầu được nuôi bằng mạch máu li ti, sinh sản thường xuyên đẩy sợi tóc dài dần. Xung quanh nang tóc có các tuyến nhờn bôi trơn sợi tóc. Sợi tóc có chu kỳ sinh trưởng, chỉ tồn tại một thời gian rồi rụng. Bình thường ta có 50-100 sợi tóc rụng mỗi ngày. Mỗi nang tóc có thể phát triển thành tóc từ 2 - 6 năm, mỗi nang tóc sinh sản và phát triển từ 15- 30 sợi tóc trong suốt cuộc đời.

Thân tóc là phần tóc “chết”, không trao đổi hóa sinh, không hấp thụ dưỡng chất, không sinh sản, không tự phục hồi. Thân tóc gồm 3 lớp: biểu bì (cucticle), lớp giữa (cortex) và lớp tủy (medulla).

Vậy, rụng tóc do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cụ thể nào?

Như đã kể trên, cấu tạo của tóc gồm nhiều protein và khoáng chất. Các nang tóc cần một lượng dưỡng chất để duy trì độ chắc khỏe và đảm bảo quá trình phát triển. Nếu thiếu hụt một số chất kể dưới đây sẽ khiến tóc suy yếu, dễ gãy rụng:

Protein: Không chỉ tham gia vào quá trình cấu tạo tóc, protein còn là tiền chất để cơ thể sản sinh collagen. Collagen là một loại protein đặc biệt giúp gắn kết tế bào, duy trì độ dẻo dai và chắc khỏe cho mái tóc. Thiếu hụt thành phần này có thể khiến dễ rối, khô cứng, kém mượt mà và dễ rụng khi có tác động.

dinh duong

Rụng tóc do thiếu hụt chất dinh dưỡng (hình minh họa).

Vitamin và khoáng chất: là yếu tố cần thiết để tóc phát triển và duy trì độ chắc khỏe. 

  • Vitamin C: Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, người thiếu hụt vitamin C thường có hàng rào bảo vệ tóc kém, vì vậy tóc rất dễ tổn thương khi tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường. 
  • Vitamin E: Vitamin E giúp duy trì độ ẩm cho làn da và nang tóc. Thiếu hụt loại vitamin này có thể khiến da đầu khô, nang tóc khi tổn thương và hư hại.
  • Vitamin A: Vitamin A là thành phần cần thiết cho sự phát triển của các tế bào tóc. Vì vậy nếu không bổ sung đủ hàm lượng vitamin A mà cơ thể cần, tóc có thể chậm phát triển, thưa, dễ gãy và rụng nhiều bất thường.
  • Vitamin B: Vitamin B là nhóm vitamin quan trọng nhất đối với sự phát triển của tóc, đặc biệt là vitamin B7 (vitamin H/ Biotin) và vitamin B6. Vitamin B7 tham gia vào quá trình cấu tạo nang tóc và giữ cho chân tóc chắc khỏe, vì vậy thiếu hụt Biotin có thể khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Trong khi đó vitamin B6 giữ có chức năng đảm bảo quá trình trao đổi chất ở nang tóc.
  • Kẽm: Thiếu hụt kẽm có thể làm tăng nồng độ DHT (dihydrotestosterone) – hormone gây ra tình trạng rụng tóc bất thường ở cả nam và nữ giới.
  • Sắt: Vì vậy nếu thiếu hụt sắt, lượng hồng cầu trong cơ thể sẽ giảm đi đáng kể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nang tóc và tăng nguy cơ gãy rụng.
  • Silica: Silica là khoáng chất giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Không cung cấp đủ silica có thể khiến cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến mái tóc.
  • Selen: Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng nguyên tố vi lượng này có vai trò bài tiết các kim loại nặng tích tụ bên trong cơ thể, chống quá trình oxy hóa và bảo vệ nang tóc khỏi tác động của gốc tự do.
  • Sulfur: Sulfur là một trong những thành phần cấu tạo keratin trong sợi tóc và giúp tóc dài nhanh hơn. Thiếu hụt sulfur là một trong những nguyên nhân khiến tóc lâu dài, yếu, mỏng do gãy rụng nhiều.
  • Canxi: Canxi không chỉ có tác dụng tái tạo tế bào xương và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe mà còn đảm bảo sự phát triển của răng, tóc và móng. Thiếu hụt canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc – đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh.

Minh Hằng (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer