TP. HCM cứu sống nhiều trường hợp sốc sốt xuất huyết nặng ở trẻ nhũ nhi

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP. HCM) tiếp nhận 4 trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng bị sốt xuất huyết nặng.
02/08/2022 16:43

Trường đầu tiên là trẻ D. B. N., 8 tháng tuổi, nữ, ngụ ở Đồng Tháp nhập viện trong tình trạng sốc da nổi bông. Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bị sốt cao liên tục 3 ngày, ho sổ mũi, ngày thứ 4 trẻ bớt sốt ói 3 lần ra dịch lợn cợn nâu, bụng chướng, nổi chấm xuất huyết trên da, nên người nhà đưa trẻ đến bệnh viện địa phương.

Tại đây, ghi nhận trẻ lừ đừ, quấy khóc, mạch quay nhẹ, chi mát, huyết áp kẹp 80/60mmHg, nổi chấm xuất huyết ở chân tay, bụng. Kết quả các xét nghiệm cho thấy test nhanh NS1 kháng nguyên dương tính, dung tích hồng cầu giảm còn 25% (bình thường chỉ 28-35%) tiểu cầu 23000/mm3 (bình thường 200000-300000/mm3), men gan tang cao > 6000 đv/L (bình thường AST/ALT < 40 đ/L).

soc-sxh-1625634948699111503302-16256365552191003541658

(Ảnh minh họa)

Ngay lập trẻ được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng và được điều trị chống sốc tích cực với dung dịch điện giải sau đó đổi sang dung dịch cao phân tử, truyền máu sau đó chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, được tiếp tục điều trị chống sốc, truyền máu, điều trị hỗ trợ gan. Tình trạng huyết động, tổn thương gan trẻ cải thiện, nhưng đến ngày thứ 7,8 trẻ sốt trở lại, xét nghiệm máu cho thấy trẻ biểu hiện giảm 3 dòng tế bào máu, tăng triglyceride, ferritin,... là biểu hiện của hội chứng thực bào máu sau sốt xuất huyết, trẻ được hội chẩn chuyên khoa huyết học điều trị tiếp và hội phục sau gần 3 tuần điều trị.

Trường hợp 2 là trẻ H. G. B. 11 tháng tuổi, nam, ngụ ở Tiền Giang. Bệnh sử ghi nhận trẻ bị sốt cao liên tục 4 ngày, tiêu chảy 5-6 lần phân lỏng vàng, đi phòng khám tư chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, uống thuốc không rõ loại, ngày thứ 5 trẻ bớt sốt lừ đừ, tiêu lỏng, phân xanh, tay chân lạnh, nên người nhà đưa trẻ đến bệnh viện địa phương, ghi nhận trẻ lừ đừ, quấy khóc, mạch quay nhẹ, chi mát, huyết áp kẹp 85/65mmHg, chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, điều trị kháng sinh, truyền dịch chống sốc. chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Tại đây, trẻ được tiếp tục truyền dịch chống sốc, xét nghiệm cho thấy test nhanh NS1 kháng nguyên dương tính, dung tích hồng cầu giảm 40% (bình thường chỉ 28-35%) tiểu cầu 18000/mm3 (bình thường 200000-300000/mm3), men gan tang cao > 7000 đv/L (bình thường AST/ALT < 40 đ/L) tình trạng trẻ cải thiện huyết động nhưng men gan còn tăng cao > 5000 đv/L nên được điều trị hỗ trợ gan và truyền giải độc gan N acetyl cysteine. Kết quả sau gần 1 tuần điều trị tình trạng trẻ cải thiện dần, tình táo, men gan trở về bình thường.

Trường 3,4 là trẻ P. L. M. 9 tháng tuổi, nữ, ngụ ở quận 12 và trẻ N. T. H. 7 tháng tuổi, nữ, ngụ ở Long An, cả 2 đều chỉ có sốt nhẹ trung bình từ 38-38,5 độ C, ho sổ mũi 4 ngày, khám bác sĩ tư chẩn đoán viêm hô hấp trên, điều trị kháng sinh hạ sốt, giảm ho không bớt đến ngày 5 người nhà thất trẻ quấy khóc bỏ bú nên nhập Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Tại đây các bác sĩ làm xét nghiệm chẩn đoán các trẻ bị sốt xuất huyết nhờ test nhanh NS1 khang nguyên và kháng thể đều dương tính, được điều trị truyền dịch chống sốc theo phác đồ, tình trạng các trẻ cải thiện dần, phục hồi súc khỏe sau 3 ngày điều trị và xuất viện.

Như vậy phụ huynh lưu ý sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ nhũ nhi nhưng trẻ có thể biểu hiện không điển hình như sốt nhẹ vừa, không liên tục lại kèm ho sổ mũi hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói,… làm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng… nên cân phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để thăm khám xét nghiệm định bệnh chính xác để điều trị thích hợp cho trẻ.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

comment Bình luận

largeer