TP.Vũng Tàu: Biến rác thải thành sản phẩm hữu ích
Thách thức lớn từ quản lý chất thải rắn
Báo cáo tại hội nghị, Hiệp hội MTĐT và KCN Việt Nam thông tin, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề quản lý chất thải rắn. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt mỗi năm gần 16 triệu tấn; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tại các đô thị đạt 85,5%, khu vực nông thôn khoảng 40-50%, trong đó 28,9% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, 71,1% chôn lấp trực tiếp, còn 6% chôn sau khi đốt, tổng lượng chôn lấp 77,5%.
Những bãi chôn rác tại các thành phố thường trực nguy cơ gây ô nhiễm nước và không khí, trong khi đó năng lực quản lý, kỹ thuật, công nghệ cũng như nguồn lực tài chính cho công tác thu gom, xử lý còn hạn chế.
Ông Huỳnh Minh Nhựt - Phó Chủ tịch Hiệp hội MTĐT và KCN Việt Nam, Chủ tịch Hội MTĐT và KCN khu vực miền Nam cho rằng, trong bối cảnh thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, ô nhiễm môi trường nói chung có xu hướng gia tăng. Trong các đô thị, KCN, tình trạng rác thải, nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường đang trở thành mối nguy cơ lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững. Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải ở các địa phương đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Phân loại rác từ đầu nguồn thực sự còn khó khăn và chưa mang lại hiệu quả.
Các chuyên gia môi trường nhận định, nguyên nhân của tình trạng rác thải tràn lan một phần là do thành phố chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ, thiếu sự phối hợp chung trong việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành xử lý nước thải và chất thải. Sức ép của quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật.
Trong khi đó, phương pháp xử lý rác chủ yếu dựa vào chôn lấp với công nghệ thủ công đơn giản. Nhà nước vẫn phải trợ giá cho công tác thu gom, vận chuyển rác ra bãi chôn lấp. Việc trợ giá của Nhà nước trong công tác thu gom rác cũng phá vỡ quy tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Giải pháp mới, cách làm hay
Theo ông Nguyễn Xuân Hậu - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP dịch vụ môi trường và công trình đô thị Vũng Tàu (VESCO), những năm gần đây, TP.Vũng Tàu đã thực hiện nhiều giải pháp cải thiện tình trạng xả rác như cấm ăn nhậu, xả rác trên bãi biển, tích cực truyền thông cho người dân hiểu. Nhờ sự chung tay của người dân, DN, du khách mà tình trạng xả rác đã giảm rõ rệt, các bãi biển ở Vũng Tàu luôn sạch sẽ.
Ngoài ra, thành phố cũng xem đầu tư vào hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải là một trong những giải pháp quan trọng. Hiện TP.Vũng Tàu đã đầu tư xây dựng 4 trạm trung chuyển rác để tiếp nhận toàn bộ rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Sau đó, rác được VESCO vận chuyển đi xử lý trong ngày bằng hệ thống xe Hooklift và xe cuốn ép chuyên dụng mà công ty đã trang bị. Kết quả đạt được là 100% lượng rác thải sinh hoạt do các hộ thu gom rác dân đưa về 4 trạm trung chuyển đều được vận chuyển ra khỏi thành phố và xử lý đúng quy định tại Khu Xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (TX.Phú Mỹ).
Ông Cao Văn Tuấn - Trưởng phòng Công nghệ môi trường và Kiểm tra chất lượng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.Hồ Chí Minh (CITENCO) cho rằng, rác chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại tại nguồn và áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Phân loại rác tại nguồn là điều kiện tiên quyết để xử lý rác thải hiệu quả và biến nó thành những nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp tái chế. Phân loại rác tại nguồn có vai trò quan trọng trong quá trình làm giảm lượng rác thải ra môi trường, đồng thời giúp cho quá trình tái chế trở nên đơn giản và ít tốn kém.
Từ tháng 4/2022 CITENCO đã xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái chế từ Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đơn vị đã xây dựng Trạm trung chuyển Tống Văn Trân (phường 5, quận 11, TP.Hồ Chí Minh) để thu mua, tiền xử lý, vận chuyển chất thải tái chế từ chương trình phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh. Đến nay, trạm đã đạt khối lượng bình quân 2.100 kg/ngày.
Theo ông Cao Văn Tuấn, để thúc đẩy bảo vệ môi trường tại các đô thị và KCN, cần có sự vào cuộc của 5 nhà: nhà nước, nhà giáo, nhà khoa học, nhà DN và nhà dân. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc lãnh đạo ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp tình hình thực tiễn ở từng giai đoạn cụ thể để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ môi trường.
Nhà khoa học nghiên cứu, chế tạo và chuyển giao các công trình, thiết bị, công nghệ gắn với hoạt động môi trường. Nhà giáo đẩy mạnh hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường và xây dựng hệ ý thức bảo vệ môi trường trong HS, SV. Nhà DN chấp hành nghiêm luật bảo vệ môi trường, nghiên cứu sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu thứ cấp từ rác thải và tiến đến sản xuất không phát thải, sản xuất xanh. Nhà dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng đến tiêu dùng xanh và thân thiện môi trường.
Trần Cường
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm