Ngày Môi trường Thế giới 5/6: PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hiệp Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đưa ra những giải pháp giảm rác thải nhựa

Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hiệp Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đã có những chia sẻ về tình hình môi trường trên thế giới và Việt Nam cùng với đó là những giải pháp giảm rác thải nhựa.
05/06/2023 10:39

Ông có thể chia sẻ thêm về chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2023 "Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa" được lý giải như thế nào?

Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức lần đầu vào năm 1972. Năm 2023 cũng là năm kỷ niệm 50 năm Ngày Môi trường Thế giới, đã lựa chọn chủ đề hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023 là “Giải pháp cho ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Solutions to plastic pollution) với slogan “Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa” (Beat Plastic Pollution).

Với hơn 150 quốc gia hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới, các hoạt động hưởng ứng dành cho dịp này được diễn ra rất nhiều dưới nhiều dạng hình thức và quy mô khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến vài hoạt động nổi bật như: Trồng cây, đạp xe diễu hành vì môi trường, dọn vệ sinh môi trường, hòa nhạc xanh, thi viết, thi vẽ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, chiến dịch dọn rác thải, chiến dịch trồng cây xanh, tái chế rác thải, ý tưởng về thi thiết kế thời trang,…

Tại Việt Nam, ngày Môi trường Thế giới cũng được nhiệt tình hưởng ứng thông qua các hoạt động cụ thể như: treo băng rôn, áp phích, pano để tuyên truyền, tổ chức nhiều buổi mít tinh hưởng ứng, các buổi ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; tiến hành thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại cơ quan đơn vị và khu dân cư và có cả việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, nhiệm vụ, đề án, dự án về bảo vệ môi trường,…

Empty

PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hiệp Hội Kinh tế môi trường Việt Nam

Tình hình rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam ra sao?

Nhựa, chất dẻo do con người sử dụng đầu tiên cao su sau đó là chất dẻo tiếp tục phát hiện việc lưu hoá cao su để chế tạo ra các loại vật liệu bằng cao su. Loài người đã sáng tạo ra các loại vật liệu cao phân tử từ các nguyên liệu hoá thạch như dầu, than, khí, từ đấy bùng nổ các loại nhựa khác nhau. Các phát minh, sáng chế ngày càng nhiều, các loại nhựa ngày càng lớn. Mỗi loại nhựa có chức năng rất quan trọng. Trong cuộc sống thường ngày, nhựa là một trong nhữg vật liệu bên cạnh kim loại rất phổ biến trong sinh hoạt của con người. Rõ ràng nó rất tiện lợi vì bền, chịu được nước, nhẹ, tính chất đặc biệt như cách điện.

Các công ty sản xuất nhựa thì thu lợi rất nhiều. Theo tính toán đến năm 2014, trên thế giới các công ty sản xuất nhựa thu được lợi nhuận hàng nghìn tỉ USD. Mỗi năm họ sản xuất 500 – 600 triệu tấn nhựa các loại. Với lượng sản xuất đấy thì khối lượng thải ra cũng rất khổng lồ. Mỗi năm, theo tính toán có đến 300 – 400 triệu tấn chất thải nhựa, thải ra môi trường. Trong số đó là 20 – 30% chất thải nhựa thải ra biển. Nước đứng đầu thải chất thải nhựa là Trung Quốc, chiếm khoảng ¼ lượng chất thải nhựa ra biển. Việt Nam cũng là 1 trong 5 nước có lượng chất thải nhựa hàng đầu trên thế giới (đặc biệt là lượng thải nhựa ra biển). Theo số liệu của thế giới, Việt Nam thải ra 5% số rác thải nhựa trên đại dương, Trung Quốc chiếm 27% rác thải nhựa thải ra đại dương. Khi thải nhựa ra biển thì tác động đến môi trường rất nhiều, gây ô nhiễm. Khi sử dụng nhựa trong cuộc sống thì cũng có nhiều tác động gây ô nhiễm như nhựa dùng 1 lần tẩm hoá chất độc hại như hộp nhựa đựng thức ăn, hộp đựng chứa PVC (hoá chất bảo vệ thực vật) gây hại cho con người.

Cụ thể: Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện... cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.

Sự phát triển của chất dẻo bắt nguồn từ việc sử dụng các vật liệu nhựa tự nhiên (ví dụ: cao su tự nhiên) sang việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, biến đổi về mặt hóa học (ví dụ: kẹo cao su, nitrocellulose, collagen, galalit) và cuối cùng là các phân tử tổng hợp hoàn toàn (ví dụ, bakelite, epoxy, polyvinyl chloride). Năm 1600 TCN, người Trung Mỹ đã sử dụng cao su thiên nhiên làm trái bóng. Chất dẻo đầu tiên được làm ra vào năm 1838 là vinyl chloride. Tiếp theo đó là chất styrene vào năm 1839, acrylic vào năm 1843 và polyeste vào năm 1847,phenol formaldehyd vào năm 1909, Polypropylene được bắt đầu được sản xuất vào năm 1957. Polystyrene (PS) được sản xuất đầu tiên trong thập niên 1930 và Polyvinyl chloride (PVC), được sản xuất thương mại vào cuối thập niên 1920; Polyethylene Terephthalat (PET) năm 1941 là chất dẻo thích hợp cho việc thay thế thủy tinh trong việc tạo ra chai nhựa.

Sản xuất nhựa là một phần quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất, Năm 2014, doanh thu của 50 công ty nhựa hàng đầu lên tới 961.300.000.000 USD. Nhựa nguyên chất có độc tính thấp do không hòa tan trong nước và vì chúng trơ về mặt hóa sinh, nhưng các sản phẩm nhựa chứa nhiều loại phụ gia, một số chất phụ gia có thể gây độc. Ví dụ, chất làm dẻo như adipat và phthalate thường được thêm vào nhựa giòn như polyvinyl chloride để sử dụng trong bao bì thực phẩm, đồ chơi và nhiều mặt hàng khác.

Tính đến năm 2018, khoảng 380 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm. Từ những năm 1950 đến năm 2018, ước tính có khoảng 6,3 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất trên toàn thế giới, trong đó ước tính 9% đã được tái chế và 12% khác đã được đốt.. Khoảng 275 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra mỗi năm trên khắp thế giới; từ 4,8 triệu đến 12,7 triệu tấn được đổ ra biển. Khoảng 60% rác thải nhựa đến từ: Trung Quốc 27,7%, Indonesia với 10,1%, Philippines 5,9%, Việt Nam với 5,8%, Sri Lanka với 5,0%, Thái Lan với 3,2%, Ai Cập 3,0%, Malaysia 2,9%, Nigeria 2,7%, Bangladesh 2,5%, Nam Phi 2,0%, Ấn Độ 1,9%, Algeria 1,6%, Thổ Nhĩ Kỳ 1,5%, Pakistan 1,5%, Brazil 1,5%, Myanmar  1,4%, Maroc 1,0%, Bắc Triều Tiên 1,0%, Hoa Kỳ 0,9%.

Có ba dạng nhựa chính góp phần gây ô nhiễm nhựa: vi nhựa cũng như nhựa siêu lớn và nhựa vĩ mô. Chất dẻo siêu nhỏ và vi nhựa đã tích tụ ở mật độ cao nhất ở Bắc bán cầu, tập trung xung quanh các trung tâm đô thị và mặt nước. Nghiên cứu năm 2004 của Richard Thompson từ Đại học Plymouth, Vương quốc Anh: có thể có 300.000 vật phẩm nhựa trên mỗi km vuông bề mặt biển và 100.000 hạt nhựa trên mỗi km vuông đáy biển. Ước tính rằng một cốc nhựa xốp sẽ mất 50 năm, một hộp đựng đồ uống bằng nhựa sẽ mất 400 năm, một tã dùng một lần sẽ mất 450 năm và dây câu sẽ mất 600 năm để phân hủy.

Các chất thải nhựa trong biển và đại dương gây ra các chết của các loài sinh vật biển từ cá voi, các loài cá nhỏ, rùa biển,... Các hạt vi nhựa trong nước và trầm tích theo  chuỗi thức ăn đi vào cơ thể động vật, cũng sẽ tiếp tục vào cơ thể con người. Trong khi cơ thể động vật và con người không có tác nhân và hóa chất phân hủy nó sẽ trở thành các nguyên nhân gây nên bệnh tật cho con người và động vật. Các hóa độc chất là phụ gia trong quá trình sản xuất nhựa có thể tác động trực tiếp lên con người và động vật thông qua tiếp xúc, thở và ăn uống. Vào năm 2019,  báo cáo “Nhựa và Khí hậu" đã được xuất bản, sản xuất và đốt nhựa sẽ đóng góp lượng khí nhà kính tương đương 850 triệu tấn carbon dioxide (CO2 CO2) vào bầu khí quyển, sẽ tăng lên 1,34 tỷ tấn vào năm 2030, đến năm 2050, nhựa có thể thải ra 56 tỷ tấn khí thải nhà kính, bằng 14% ngân sách carbon còn lại của trái đất, đến năm 2100, nó sẽ thải ra 260 tỷ tấn, hơn một nửa ngân sách carbon.

Hiện nay, con người ngoài sự tiếp xúc độc hại nhựa khi môi trường còn tạo ra các hạt vi nhựa. Trong cơ thể chúng ta nếu có hạt vi nhựa thì không có hoá chất nào tiêu diệt được chúng, nó tích luỹ trong cơ thể. Ví dụ những con cá ăn phải rác thải nhựa, chúng ta ăn cá, như vậy gián tiếp chúng ta ăn những hạt vi nhựa vào cơ thể, có thể gây nên các bệnh như hạt vi nhựa vào đường máu gây cản trở lưu thông của máu.

Empty

Ông đã đưa ra những giải pháp giảm rác thải nhựa

Con người cần có những biện pháp, hoạt động như thế nào để “đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa”?

Thứ nhất, chúng ta cần xây dựng một mô hình kinh tế tuần hoàn, nhựa sản xuất ra thì có thể tận dụng quay vòng tái sử dụng. Tái chế hoặc chuyển sang dạng khác.

Thứ hai, với những loại nhựa bẩn thì có thể tái chế thành gạch, vật liệu xây dựng,… thành chất đốt, nhiên liệu. Hoặc đốt nhựa trong điều kiện an toàn.

Thứ ba, tiết kiệm không dùng nhựa, đặc biệt là nhựa dùng 1 lần.

Thứ tư, nhựa rất bền trong môi trường, có khi đến hàng nghìn năm mới tiêu huỷ được thì bây giờ nghiên cứu, sản xuất các loại nhựa tự phân huỷ. Có một số siêu thị sử dụng nhựa tự phân huỷ. (Nhưng với giải pháp này cũng chưa thấy ổn vì khi nhựa tự phân huỷ thì cũng xuất hiện các hạt vi nhựa, tuy nhiên với điều này nó sẽ ít độc hại hơn vì nó tiếp tục phân huỷ).

Những thành tựu khoa học, công nghệ bao giờ cũng đem đến các mặt tích cực và các mặt tiêu cực, con người phải làm thế nào để tăng tính tích cực lên, giảm cái tiêu cực.

Vừa qua, nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ lệnh cấm các thương hiệu thời trang tiêu hủy quần áo không tiêu thụ được. Đây là một nỗ lực giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp dệt may, vốn đóng góp 20% lượng phát thải khí nhà kính của EU. 

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo AI đang phát triển và giúp con người rất nhiều nhưu robot hỗ trợ người già, người bệnh tật nhưng cũng gây nên tác động tiêu cực

Việt Nam chưa mạnh tay trong việc thực hiện giảm thải rác thải nhựa, theo ông cần phải làm gì hơn nữa để tránh tình trạng ô nhiễm nặng như hiện nay?

Giải pháp thứ nhất là về mặt kỹ thuật: Vấn đề rác thải của Việt Nam chưa xử lý được tốt, hiện nay chúng ta mới quản lý được ở khu vực đô thị về thu gom rác. Hầu như ở nước ta, việc chôn, lấp rác thải và rác thải nhựa vẫn đang được thực hiện, dù có những nơi chưa triển khai tốt. Việt Nam chưa phát triển được tái tuần hoàn cho rác thải nhựa. Cần nâng cao việc thu gom rác thải. Việc rác thải nhựa thải ra biển là ở vùng nông thôn, vùng ven biển là chủ yếu, cần quán triệt việc thải rác ra sông, hồ, biển. Việc này ảnh hưởng đến du lịch, làm xấu hình ảnh của đất nước Việt Nam trước con mắt người nước ngoài. Tăng cường khau thu gom kèm với đó là các biện pháp khuyến khích tái chế.

Giải pháp thứ hai là về mặt kinh tế: Cần đành thuế môi trường cao lên đối với sản phẩm nhựa, nhất là nhựa dùng 1 lần.

Giải pháp thứ ba là về giáo dục, truyền thông: Việt Nam hiện nay cũng có quan tâm đến vấn đề này qua các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng chống rác thải nhựa.

Vấn đề xử lý rác thải, rác thải nhựa ở nước ta chưa được triệt để, theo ông cần phải làm gì? (90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế) Theo ông, mức xử phạt cho những hành vi làm ô nhiễm môi trường như xả thải ra môi trường của các HTX, xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp… có cần nâng mức xử phạt cao hơn nữa không?

Trước hết là đánh thuế môi trường đối với công ty sản xuất, nhập khẩu nhựa.

Thứ hai là đưa ra các biện pháp xử phạt nặng hơn đối với các công ty, HTX, doanh nghiệp không thu gom, xử lý rác thải, khí thải, nước thải,… ảnh hưởng đến môi trường.

Ông mong muốn điều gì cho môi trường của chúng ta?

Mong muốn môi trường được phát triển trong điều kiện trong lành. Bảo vệ môi trường đối với tất cả các dự án, hành vi. Ngăn cản được sự tiêu cực đối với môi trường sống, phát huy tích cực. Sức khoẻ ít bị ảnh hưởng bởi môi trường hơn, con người sống thọ hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer