Trẻ táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
Bác sĩ Võ Thị Thanh - Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch Mai về những điều cần lưu ý của phương pháp phục hồi chức năng ở trẻ để điều trị táo bón.
Định nghĩa bệnh táo bón ở trẻ nhỏ
Táo bón là tình trạng phân quá ít, rắn và khô khi đi đại tiện hoặc khoảng cách giữa
2 lần đi ngoài quá lâu. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà số lần đi ngoài khác nhau. Cụ thể:
+ Trẻ dưới 1 tuổi: Bình thường sẽ đi đại tiện 2 - 3 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đi 1 lần/ngày nhưng phân mềm, không đau rát, khối lượng bình thường thì không phải là táo bón.
+ Đối với ở trẻ hơn 1 tuổi: Bình thường đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng nếu trẻ đi 2-3 lần/ngày mà phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.
Như vậy, trẻ được kết luận là táo bón khi đi ngoài phân ít rắn và khô, đau rát, hậu môn đỏ, thậm chí rớm máu.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón
Trẻ ít đại tiện, dưới 3 lần một tuần
Phân khô cứng hoặc tròn như phân dê
Đại tiện khó, phải rặn nhiều, đau hậu môn
Trẻ có tâm lý sợ đại tiện
Tổn thương hậu môn: chảy máu hoặc nứt kẽ hậu môn
Trẻ lười ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 1- 6 tuổi. Hầu hết nguyên nhân táo bón ở lứa tuổi này đều đến từ những đặc điểm tâm sinh lý của bé, sự chiều chuộng quá mức của cha mẹ khi bé thích ăn gì thì ăn, uống gì cũng được. Hay những điều kiện xã hội thay đổi làm cho bé lười vận động, ngồi học, chơi game hay xem ti vi quá nhiều đều là những vấn đề dẫn đến táo bón.
Chế độ ăn uống
- Ăn ít rau, trái cây, không chịu uống nước lọc
- Uống nhiều sữa bò hoặc ăn các chế phẩm từ sữa bò
- Bé hay ăn các loại thức ăn sẵn, bánh kẹo, thích các đồ uống ngọt, nước có gas,…
Thói quen nhịn đại tiện
- Do bé mải chơi hoặc ngại đi đại tiện khi đi học tập thể
- Bé hay đại tiện bị đau rát hậu môn, tâm lý lại càng sợ đại tiện
- Nhịn đại tiện khiến phân tích lại trong đại tràng lâu ngày bị hút nước trở lại, trở nên khô cứng hơn
Tác dụng phụ của một số thuốc
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây các rối loạn tiêu hoá như táo bón
- Một số loại thuốc ho, thuốc chống co thắt cũng có thể gây táo bón do làm giảm nhu động ruột
Hậu quả của táo bón kéo dài ở trẻ em
Nhiều gia đình thường chủ quan, không đưa con đến gặp bác sĩ mà tự chữa tại nhà bằng các phương pháp dân gian, mua thuốc nhuận tràng uống,... Nếu táo bón ở trẻ em kéo dài mà không được thăm khám và điều trị tốt có thể khiến trẻ bị giãn đại tràng, giảm cảm nhận trực tràng gây mất phản xạ buồn đại tiện làm táo bón càng tăng nặng dẫn đến rối loạn đại tiện và són phân. Khi đó các thuốc điều trị táo bón thông thường, việc điều chỉnh chế độ ăn, uống, sinh hoạt không giúp cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ cần khám đánh giá chuyên sâu (đo áp lực trực tràng, đánh giá phản xạ đại tiện...) và phối hợp điều trị bằng thuốc kết hợp với phục hồi chức năng (kích thích điện hậu môn, giao thoa, tập phản hồi sinh học...) mới có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.
Theo bác sĩ Võ Thị Thanh, những bệnh nhi bị táo bón trong Bệnh viện Bạch Mai là những ca rất nặng (khoảng 1-2 tuần đi đại tiện 1 lần). Gần đây, Bệnh viện đã tiếp nhận một ca lâm sàng là một bé N.M.L (10 tuổi) được chẩn đoán rối loạn đại tiểu tiện. Từ nhỏ, bệnh nhi đã biếng ăn, đi ngoài khó (2-3ngày/lần). Tuy nhiên, gia đình chỉ chữa trị tại nhà bằng việc mua thuốc nhuận tràng và men tiêu hoá cho bệnh nhi uống theo chỉ định của dược sĩ. Nhưng khi dừng thuốc thì bệnh nhi lại bị táo bón trở lại (10 ngày đi đại tiện 1 lần) và tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn. Sau đó, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Bạch Mai để điều trị bằng phương pháp tập luyện phục hồi chức năng. Do vậy, để xác định đúng nguyên nhân triệu chứng và điều trị kịp thời, gia đình nên đưa con trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác.
Điều trị bằng phương pháp tập luyện phục hồi chức năng cho trẻ bị táo bón
Tại Trung tâm Phục hồi Chức năng của Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ sử dụng phương pháp cơ học để điều trị táo bón cho bệnh nhi. Bằng các kỹ thuật đánh thức phản xạ dạ dày ruột bằng phương pháp kích thích dùng các vật lí trị liệu như dùng dòng điện, kích thích tại chỗ,.. ; kết hợp phương pháp Biofeedback (phản hồi sinh học), luyện tập vận động với chế độ ăn uống lành mạnh theo giờ giấc hợp lý; cân bằng chế độ dinh dưỡng; lên kế hoạch sinh hoạt điều độ cho bệnh nhi, các bác sĩ đã lập ra một trật tự sinh học mới cho bệnh nhân nhi.
Để thực hiện được các kỹ thuật này, phụ huynh cần bàn bạc, trao đổi với bác sĩ để đưa ra một lộ trình thích hợp nhất cho bệnh nhi. Điều quan trong là sự kiên nhẫn của gia đình: tập thói quen đi cầu hằng ngày cho trẻ, thời gian toilet để khoảng 3-5 phút, không nên la mắng, đánh đòn nếu trẻ không phối hợp. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp của nhà trường và phụ huynh để sát sao, nhắc nhở bệnh nhi thực hiện. Mục đích của phương pháp tập luyện phục hồi chức năng cho bệnh nhi là lập một trật tự mới cho trẻ, tạo thói quen đi ngoài và cải thiện tâm lý cho bệnh nhân nhi.
Những lưu ý trong quá trình điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bị táo bón
Bác sĩ Võ Thị Thanh đã đưa ra một số điều cần lưu ý trong quá trình điều trị tập luyện phục hồi chức năng tại bệnh viện:
Bệnh nhi sử dụng thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ
Không được lạm dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài
Cần có sự phối hợp, quan tâm, sát sao giữa bệnh viện - gia đình - nhà trường
Hình thành thói quen cho trẻ đi đại tiện, chẳng hạn như vào buổi sáng hay sau khi ăn xong
Yêu cầu bé đi tiêu vào thời gian cố định, chẳng hạn sau bữa sáng hoặc sau bữa tối hàng ngày. Thông thường cơ thể gửi tín hiệu mót tiêu tới não 15-20 phút sau bữa ăn, tập cho trẻ đi vệ sinh vào các thời điểm này là cách rất tốt để luyện cho ruột đáp ứng với tín hiệu mót tiêu.
Cho trẻ đủ thời gian để không phải vội vã. Biến giờ đi tiêu trở thành trò vui vẻ, với những phần thưởng nho nhỏ, chẳng hạn đọc cho bé câu chuyện yêu thích hay cho bé chơi trò thổi bong bóng xà phòng sau khi đi vệ sinh
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có triệu chứng khác thường để bác sĩ khám và tư vấn.
Theo Bệnh viện Bạch Mai
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm