Triệu chứng bệnh sởi

Triệu chứng bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện quanh năm và thường xảy ra vào mùa đông - xuân, những khi giao mùa.
09/11/2017 14:11

Triệu chứng bệnh sởi

Bệnh sởi là căn bệnh cấp tính do virus Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này có hình cầu, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao... Virus này sẽ bị diệt trong 30 phút ở nhiệt độ 56 độ C, chúng có tên gọi tiếng Anh là measles hay rubeola.

Bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, nếu đã mắc bệnh một lần hoặc không tiêm vắc xin đều có thể mắc bệh.

Trieu chung benh soi 4

 

Triệu chứng bệnh sởi có phát ban đỏ và bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa

Bệnh xảy ra theo mùa thông thường là đầu mùa xuân và không phải bệnh thầm lặng vì nó diễn ra theo từng nhóm và mức độ lây lan nhanh chóng tạo ra dịch bệnh. Bệnh nhân chủ yếu của sởi là các em thiếu nhi độ tuổi từ 10 đến 15 và một số trường hợp cả người lớn tuổi. Rubeola không phải là bệnh ở mức độ nguy hiểm cao nhưng nếu như không có cách điều trị hoặc phòng bệnh hợp lý sẽ dẫn đến tử vong.

Người mắc bệnh sởi sẽ có các triệu chứng cụ thể dưới đây:

Sốt cao từ 38 - 39 độ C và liên tục, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, nhức mỏi cơ bắp.

Ở trẻ nhỏ sẽ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy.

Trieu chung benh soi 3

 

Triệu chứng bệnh sởi bao gồm sốt cao từ 38 - 39 độ C

Xuất hiện những chấm nhỏ nổi trên niêm mạc má, các chấm nhỏ rất dễ phát hiện khi trẻ há miệng to. Các chấm màu đỏ, sung huyết sẽ mất trong vòng 12 - 18 giờ.

Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban. Ban sẽ xuất hiện từ sau tai, lan dần ai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da.

Trẻ mắc bệnh sởi sẽ có biểu hiện biếng ăn, mệt mỏi. Sau khi ban hiện lên sẽ bắt đầu nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì.

Trieu chung benh soi

 

Triệu chứng bệnh sởi đi kèm trẻ biếng ăn, mệt mỏi

Bệnh sởi có thể để lại các biến chứng nặng, dẫn đến tử vong như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng (do quá kiêng khem), loét giác mạc do thiếu duy sinh tố (vitamin) A. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.

Cách chăm sóc trẻ bị sởi

Trẻ bị sởi với dấu hiệu sốt cao là biểu hiện rõ nhất, vì vậy cần thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho trẻ. Đảm bảo vệ sinh cho trẻ bằng cách thay ga, đệm, quần áo thường xuyên. Dùng khăn sạch để lau người cho trẻ.

Cách ly trẻ mắc bệnh với những người xung quanh, kiêng gió, kiêng bẩn.

Trieu chung benh soi 5

 

Triệu chứng bệnh sởi. Trẻ mắc bệnh sởi cần kiêng gió, kiêng bẩn

Những loại thực phẩm sau đây không nên cho trẻ ăn như thức ăn chứa protein gây dị ứng, các loại thuỷ sản, các loại thịt gia cầm và rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

Trong quá trình mắc bệnh sởi nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Do mắc bệnh sởi, trẻ rất dễ bị mất nước khi nôn hay đi tiêu chảy, cần bù nước cho trẻ bằng uống nhiều nước 6 - 8 cốc/ngày. Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước kích thích, đồ uống có ga.

Dùng thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng hoặc nước muối sinh lý 3 - 4 lần/ngày cho trẻ.

Trường hợp trẻ không bị biến chứng, tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị

Cách phòng ngừa bệnh sởi

Để trẻ có khả năng miễn dịch bệnh sởi cần phòng bệnh sởi bằng cách tiêm vắc xin sởi sớm nhất. Trẻ được 1 tuổi cần cho trẻ đi tiêm 2 mũi vắc xin phòng sởi khi trẻ 12 - 15 tháng và 4 - 6 tuổi. Cần tiêm liều thứ 2 do khoảng 2 - 5% số bé được tiêm sẽ không tạo ra kháng thể chống sởi sau lần đầu tiên.

Trieu chung benh soi 2

 

Triệu chứng bệnh sởi. Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng sởi để có sức đề kháng tốt khi còn nhỏ

Đối với trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin cần cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Do trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể trong đó có kháng thể chống sởi. Tuy nhiên, kháng thể thụ động không mạnh như kháng thể được tạo ra khi trẻ được tiêm vắc xin. Nếu được bú sữa mẹ liên tục, lượng kháng thể được tăng lên sẽ giúp trẻ chống lại bệnh sởi và giảm thiểu triệu chứng của bệnh.

Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.

Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.

Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị. Nếu phát hiện muộn và chủ quan có thể dẫn tới tử vong.

comment Bình luận

largeer