Trời lạnh làm gì để trẻ không bị ho, sổ mũi

Với thời tiết mưa lạnh, hanh khô, cùng với những đợt gió mùa khi mùa đông đến chính là lúc trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng, cảm sốt…Bệnh thường tái phát nhiều lần,có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo. Vì vậy chúng ta cần theo dõi xử trí khi trẻ bị bệnh đề phòng biến chứng nguy hiểm.
08/01/2021 13:20

Giữ ấm cho trẻ

Cho trẻ mặc ấm, đặc biệt không để vùng bụng trẻ bị lạnh vì dễ gặp các vấn đề tiêu hóa, cảm cúm, nhưng mẹ cần đảm bảo quần áo rộng rãi thoải mái, thoáng khí. Đồng thời, nếu trẻ vận động thì mẹ nên cởi bớt đồ cho bé và thường xuyên nếu trẻ ra mồ hôi thì kịp lau khô và thay áo. Bên cạnh quần áo, các mẹ nên chú ý không để trẻ đóng bỉm 24/24 gây bí và nên thay tã thường xuyên cho con.

Theo các BS chuyên khoa hô hấp: Việc giữ ấm đường thở cho bé lúc mùa đông là rất cần thiết vì thế mẹ chú ý mặc ấm, giữ ấm cổ họng, khi đi ra đường phải đeo khẩu trang, đội mũ kín tai cho con đồng thời mẹ cũng nên để ý đến chế độ ăn uống của con, không chỉ đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà còn giữ ấm thức ăn, đồ uống để giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ viêm đường hô hấp cấp một cách đáng kể.

Vệ sinh thân thể và môi trường sống xung quanh hàng ngày

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch kém cộng với sự ô nhiễm của không khí, môi trường sống nên là điều kiện thuận lợi để tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút ồ ạt tấn công đặc biệt là các bệnh về đường hô hấpVào mùa lạnh, không ít bậc phụ huynh có tâm lý sợ con cảm lạnh nên không tắm cho trẻ mà chỉ thay quần áo, thậm chí vì nghĩ trẻ trong nhà cả ngày nên còn mặc lại quần áo cũ,… Điều này sẽ tạo điều kiện các loại vi trùng, vi khuẩn có cơ hội tấn công bé khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và dễ sinh bệnh hơn.

Vì vậy để bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh có hại cách duy nhất là chú ý phòng bênh hàng ngày cho trẻ bằng cách gìn giữ và vệ sinh thân thể bé hàng ngày đồng thời vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, phòng ngủ, chổ ngủ, đồ chơi và các đồ dùng thường ngày phải luôn sạch sẽ. Với bé lớn cần rèn luyện ý thức tự giác gìn giữ và vệ sinh cá nhân để bé tự biết chăm sóc bản thân ngay cả khi bố mẹ không ở bên. Chú ý vệ sinh răng miệng, mũi họng cho bé hàng ngày, rửa tay cho bé hay nhắc bé rửa tay trước và sau khi ăn, sau mỗi lần vận động

lanh

Tiêm vắc xin cho trẻ

Nên tiêm phòng cho trẻ đúng lịch, ngoài các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, có một sô loại vắc xin mà mẹ cần bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp như:

Vắc xin phòng cúm, mỗi năm tiêm một lần, tốt nhất nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng .

Vắc xin phế cầu: giúp phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ do phế cầu gây ra đặc biệt là viêm phổi.

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ 0-6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để có khả năng phòng chống bệnh, phát triển toàn diện nhất. Nếu không có điều kiện, mẹ cần cố gắng cho trẻ bú sữa ít nhất trong 2-3 tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.

Với bé lớn, chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm đa dạng là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, cam,… bằng cách ăn trực tiếp hoặc nước ép lấy nước.

Trong mùa lạnh, mẽ hãy ưu tiên những món ăn nóng sốt cho trẻ, nhất là những món súp là lựa chọn tốt để ăn vào bữa sáng. Với sữa, mẹ cũng cần ủ nóng cho trẻ. Bên cạnh đó, chú ý bổ sung đầy đủ: chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,… Tinh bột từ cơm, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, các loại hạt ngũ cốc,… Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả,… nhất là vitamin D, C, C trong rau xanh đậm, trong dầu thực vật

Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người

Nhiều gia đình thường có thói quen đưa trẻ đi chơi ở các khu trung tâm thương mại, khu vui chơi mùa đông vì khu vực này kín gió, ấm áp. Tuy nhiên, mùa đông hanh khô là điều kiện lý tưởng để các loại mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút lây lan trong không khí. Vì vậy, để bảo vệ trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc người ốm bệnh, cho trẻ đeo khẩu trang khi đi đường, tránh khói thuốc lá,…

Nguyễn Thương

comment Bình luận

largeer