Tuổi dậy thì nên bổ sung gì để con tăng chiều cao?

Nhiều năm nay, đời sống kinh tế phát triển cùng sự hiểu biết tăng thêm đã làm thay đổi cách nuôi con. Ngày trước, đời sống khó khăn, chỉ cần ăn đủ no là được. Bây giờ, ăn no không còn là mục tiêu mà phải là “ăn gì cho khoẻ”, “ăn thế nào cho cao”. Ăn uống như nào để cải thiện chiều cao, với mức sống như hiện nay thì ngoài ăn uồng còn cần bổ sung thêm vi chất.
27/07/2022 10:28

Bổ sung vitamin D và khuyến khích bọn trẻ chơi ít nhất một môn thể thao ngoài trời là điều nên làm.

Vitamin D gồm 1 nhóm seco-sterol tan trong chất béo, chúng không có nhiều trong thức ăn tự nhiên. Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể phụ thuộc vào 2 quá trình:

- Tổng hợp dưới da nhờ tia UVB (loại tia tử ngoại này xuất hiện nhiều nhất vào 10h đến 14h hàng ngày và cũng là tác nhân gây cháy nắng, đóng vai trò gây ung thư da ở 1 số chủng tộc).

luong-viitamin-d

(Ảnh minh họa)

- Một phần hấp thu qua đường tiêu hóa từ thức ăn.

Vitamin D điều hòa canxi và phospho, giúp tăng lắng đọng và gắn kết chúng, làm cho xương chắc khỏe, từ đó thúc đẩy chiều cao.

Ngoài ra, vitamin D cũng tham gia vào quá trình phân chia làm mới tế bào, điều hòa hoạt động một số hormone (hormone cận giáp trạng, insulin điều hòa đường huyết). Vitamin D còn tham gia vào quá trình hóa hướng động tế bào bạch cầu trong cơ chế nhiễm trùng, giúp các tế bào miễn dịch năng nổ hơn trong phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh (mình cũng đã viết sâu về vấn đề này trong đợt dịch COVID-19). Với cúm A – một số nghiên cứu cho thấy trẻ được bổ sung vitamin D đúng và đủ giúp giảm tỷ lệ mắc hoặc giảm bớt các triệu chứng, phục hồi nhanh hơn.

Vitamin D độ tuổi nào cũng cần nhưng trẻ em và người già là những đối tượng cần bổ sung vitamin D từ đường miệng vì nhiều lý do khiến cho quá trình bổ sung vitamin D bằng con đường dưới da không đủ cho cơ thể.

- 3 năm đầu đời: Là giai đoạn vàng trong việc phát triển thành thục các tế bào trong các cơ quan cơ thể về chất, làm bệ phóng cho sự trưởng thành. Giai đoạn này quyết định 60% chiều cao của cả cuộc đời. Giai đoạn này cần 400UI vitamin D bổ sung mỗi ngày.

- Giai đoạn dậy thì: Đây là lúc các cơ quan phát triển mạnh mẽ nhất về lượng, giúp bộ gen thể hiện tối đa vai trò xây dựng cơ thể để làm người trưởng thành. Đây là giai đoạn tăng chiều cao cuối cùng của trẻ. Giai đoạn này cần 400 - 1000UI vitamin D bổ sung mỗi ngày.

- Giai đoạn tuổi già: Các cơ quan bắt đầu lão hóa nên việc bổ sung vitamin D sẽ giúp duy trì cân bằng canxi, phospho nội mô. Kèm theo đó, cũng giúp các tế bào miễn dịch được “tỉnh táo” trước các mầm bệnh, đặc biệt là virus.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin D mỗi ngày giúp giảm tần xuất mắc các bệnh nhiễm trùng ở người già. Chưa kể, nó giúp điều hòa hạn chế xuất hiện một số loại ung thư. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 75% người mắc ung thư có mức vitamin D thấp (tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang được nghiên cứu và chưa có câu trả lời chính xác về mức vitamin D cao có làm giảm nguy cơ ung thư hay không). Giai đoạn này cần 800 - 1000UI mỗi ngày.

Việc bổ sung là cần thiết nhưng việc quan trọng không kém đó là cần chơi một môn thể thao nào đó giúp vitamin D phát huy tối đa tác dụng. Thụ thể của vitamin D có ở khắp cơ thể bao gồm cả cơ bắp. Nên khi chơi thể thao, hiệu suất hoạt động của cơ tăng lên, sợi cơ to ra và các thụ thể này sẽ nhiều hơn lên. Điều đó giúp vitamin D đi vào tế bào cơ và tăng cường chuyển hóa trong đó.

Như vậy, việc bổ sung rất đơn giản, vitamin D qua đường miệng mỗi ngày 400UI là đủ với trẻ. Còn người già thì cần liều cao hơn 800 - 1000UI/ngày.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai

comment Bình luận

largeer