Uống nước ngọt nhiều có hại cho sức khỏe, 9 lý do nên biết

Khi tiêu thụ quá mức lượng đường, cơ thể cần có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong nước ngọt lại chứa hàm lượng đường là chủ yếu. Dưới đây là 9 lý do giải thích vì sao uống nước ngọt có hại cho sức khỏe của bạn.
01/08/2021 20:38
Uống nhiều nước ngọt mỗi ngày không tốt cho sức khỏe của bạn. Ảnh: Healthline

Uống nhiều nước ngọt mỗi ngày không tốt cho sức khỏe của bạn. Ảnh: Healthline

Uống nước ngọt làm tăng cân và tích tụ mỡ ở bụng

Loại đường phổ biến nhất trong nước ngọt là đường đơn fructose.

Đường fructose có liên quan đến sự gia tăng đáng kể chất béo nguy hiểm xung quanh bụng và các cơ quan của bạn. Đây được gọi là mỡ nội tạng hoặc mỡ bụng. Mỡ bụng dư thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Tiêu thụ nhiều đường fructose khiến bạn tích tụ mỡ bụng, một loại chất béo nguy hiểm có liên quan đến bệnh chuyển hóa và là nguyên nhân gây bệnh béo phì.

Một lượng đường lớn biến thành chất béo trong gan

Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, gan của bạn sẽ trở nên quá tải và biến fructose thành chất béo. Một số chất béo được vận chuyển dưới dạng chất béo trung tính trong máu, trong khi một phần của nó vẫn nằm trong gan của bạn, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim

Hormone insulin chuyển glucose từ máu vào các tế bào. Khi uống nhiều nước ngọt, các tế bào trong cơ thể có thể trở nên kém nhạy cảm hơn hoặc kháng lại tác động của insulin. Khi đó tuyến tụy phải tạo ra nhiều insulin hơn để loại bỏ glucose trong máu làm mức insulin trong máu tăng đột biến. Tình trạng này được gọi là kháng insulin - nguyên nhân chính gây ra hội chứng chuyển hóa, dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Nước ngọt không chứa chất dinh dưỡng cần thiết - chỉ chứa đường

Các loại nước ngọt hầu như không chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, không có vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng không bổ sung gì vào chế độ ăn uống của bạn ngoại trừ lượng đường quá nhiều và lượng calo không cần thiết cho cơ thể.

Đường có thể gây ra kháng Leptin

Leptin là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ của cơ thể. Nó điều chỉnh lượng calo trong cơ thể. Mức độ leptin thay đổi để phản ứng với đói và béo phì. Khả năng chống lại tác động của hormone này được gọi là kháng leptin, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng mỡ ở người.

Chế độ ăn nhiều fructose có thể thúc đẩy tình trạng kháng leptin. Do vậy, việc hạn chế fructose trong chế độ ăn uống là rất cần thiết.

Nước ngọt có thể gây nghiện

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước ngọt và đồ ăn vặt đã qua chế biến có ảnh hưởng đến não của bạn. Nước ngọt tác động mạnh mẽ đến chức năng hoạt động của não bộ, uống nước ngọt thường xuyên có thể dẫn đến nghiện.

Uống nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người uống 2 cốc nước ngọt trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 87% so với những người không uống nước ngọt.

Phụ nữ sau mãn kinh uống nhiều nước ngọt có đường cũng có thể có nhiều nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư niêm mạc bên trong tử cung.

Uống nước ngọt thường xuyên làm tái phát ung thư và tử vong ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Đường và axit trong nước ngọt gây thảm họa cho sức khỏe răng miệng

Các axit trong nước ngọt tạo ra một môi trường axit trong khoang miệng, đường cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có hại cư trú. Điều này gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng miệng.

Uống nước ngọt thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và sa sút trí tuệ

Bệnh gút là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm và đau ở các khớp của bạn đặc biệt là các ngón chân cái. Bệnh gút thường xảy ra khi lượng axit uric trong máu cao bị kết tinh. Fructose là carbohydrate làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng não ở người lớn tuổi. Dạng phổ biến nhất là bệnh Alzheimer. Lượng đường trong máu càng cao thì nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ càng cao.

Nếu bạn muốn giảm cân, tránh mắc các bệnh mãn tính và sống lâu hơn, hãy hạn chế uống nước ngọt mỗi ngày và thay thế chúng bằng nước ép từ hoa quả tươi nguyên chất.

Theo Healthline

comment Bình luận

largeer