Vai trò của điều dưỡng trong theo dõi và chăm sóc F0 tại nhà

Điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống dịch vụ y tế, theo WHO, nhiều tính mạng có thể được cứu vớt và nhiều bệnh tật có thể phòng ngừa hoặc quản lý được bằng những can thiệp do người điều dưỡng thực hiện với chi phí không nhiều và kỹ thuật không khó.
08/09/2021 17:13

Dưới đây là chia sẻ của TS. Đặng Trần Ngọc Thanh, Trưởng Khoa điều dưỡng - Kỹ thuật y học Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch về "Vai trò của điều dưỡng trong theo dõi và chăm sóc F0 tại nhà".

Vai trò điều dưỡng

Chăm sóc (caregiver); Thông tin (communicator); Giáo viên (educator); Biện hộ, Bảo hộ (advocator); Quyết định (decision maker); Tư vấn (counselor); Nghiên cứu (researcher); Quản lý và Lãnh đạo (leader and manager).

Nhiệm vụ điều dưỡng  

Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe; Chăm sóc về tinh thần; Chăm sóc vệ sinh cá nhân; Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc phục hồi chức năng; Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh; Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối, tử vong; Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng; Theo dõi, đánh giá người bệnh; Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn; Ghi chép hồ sơ bệnh án.

dieuduong

Nhu cầu cơ bản

Hô hấp, ăn uống, dinh dưỡng, bài tiết, vận động, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay quần áo, duy trì thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, tránh nguy hiểm, giao tiếp, tinh thần, tín ngưỡng, làm việc có ý nghĩa, vui chơi, giải trí, có kiến thức về y học.

Chăm sóc người nhiễm F0 tại nhà

Vấn đề cần chăm sóc: Sốt; Khó thở; Ho; Sổ mũi; Mệt mỏi; Tiêu chảy; Vận động kém; Dinh dưỡng kém; Lo âu sợ hãi.

Thiếu kiến thức về: các triệu chứng bệnh; phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong gia đình; các dụng cụ y tế cần thiết hỗ trợ theo dõi phòng chống lây nhiễm; các thuốc cần thiết.

Thiếu kiến thức về các triệu chứng bệnh

Cung cấp cho người bệnh (NB) sổ tay hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà; Giải thích cho NB hiểu các triệu chứng phổ biến: Ho, sốt, ớn lạnh, đau cơ toàn thân, nôn, tiêu chảy, mất mùi, mất vị; Giải thích cho NB hiểu các TC báo động: khó thở-thở khò khè, đau tức ngực, không thể tự ra khỏi giường, kém tỉnh táo xây xẩm, da-môi-móng tay-móng chân xanh tái, spo2<95%, HA tụt; HD cho NB khi có TC báo động hoặc bệnh nền trở nặng cần phải liên hệ tổ y tế từ xa, 115, 1022; Hướng dẫn NB ghi nhận lại các triệu chứng phổ biến ít nhất 2 lần vào sổ theo dõi.

Thiếu kiến thức phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong gia đình

Tư vấn cho NB tránh lây nhiễm bệnh cho người cùng sống trong gia đình và cộng đồng, các thành viên cùng chung sống trong gia đình phải tuân thủ: Cách ly F0 khỏi những người khác; bảo đảm nhà ở thông thoáng; vệ sinh tay thường xuyên; đeo tháo khẩu trang đúng cách; Vệ sinh hô hấp; Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm; Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định; Vệ sinh bề mặt môi trường: Bột Cloramin B 25%, Javel 5%, Thuốc tẩy; Thu gom, xử lý chất thải đúng cách; Sử dụng găng tay đúng cách; Không nên tiếp xúc với vật nuôi; Phòng ngừa lây nhiễm khi mua thực phẩm, tạp phẩm, vật dụng cần thiết.

Thiếu kiến thức về các dụng cụ-thuốc cần thiết hỗ trợ theo dõi phòng chống lây nhiễm

Tư vấn người bệnh chuẩn bị sẵn: Khẩu trang y tế dùng 1 lần (cả nhà 2-3 tuần); Găng tay y tế sạch (người CS trong 2-3 tuần); Nhiệt kế: thủy ngân/điện tử, máy đo HA; máy Spo2; Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng; Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm; Các thuốc theo gói A, B, C; thuốc điều trị bệnh nền;thuốc điều trị triệu chứng (ho, tiêu chảy, long đàm, oresol, đau dạ dày...); Thuốc tăng sức đề kháng.

vaitrodd

Sốt - can thiệp điều dưỡng

Hướng dẫn theo dõi dấu hiệu sinh tồn, lưu ý nhiệt độ; Hạn chế hoạt động thể chất; Môi trường thông thoáng; Quần áo thoáng mát; Bù nước bằng đường uống; Theo dõi các bất thường về trạng thái tâm thần; Theo dõi lượng nước tiểu; Lau mát bằng nước ấm; Hướng dẫn uống thuốc hạ sốt khi trên 38,50C; Hướng dẫn người bệnh các dấu hiệu bất thường và khi nào cần gọi NVYT.

Khó thở

Theo dõi hô hấp lưu ý NT, kiểu thở, SpO2 và DHST; Trấn an tinh thần, giảm lo âu; Gửi hình ảnh/video clip hướng dẫn các kỹ thuật thở: thở chúm môi ; thở hoành; thở chu kỳ chủ động; Tham vấn BS và hướng dẫn NB khi Spo2 < 95% và nhịp thở >20 l/phút: uống thuốc (Methylprednisolone 16 mg 1 v x 2và Rivaroxaban 10 mg 1 viên/sáng); Hướng dẫn NB liệu pháp xoay trở nằm xấp khi Spo2 còn94%, mỗi tư thế 30 phút- 2h; Hướng dẫn NB theo dõi lại Spo2 mỗi lần thay đổi tư thế; Khi Spo2 < 92%, tìm kiếm giúp đỡ từ NVYT ngay lập tức; Liệu pháp Oxy.

Ho

Theo dõi tình trạng ho, mức độ ho, kiểu ho khan hay đàm; Hướng dẫn NB che kín mũi, miệng khi ho hắt hơi bằng khăn giấy; Rửa tay tường xuyên với xà phòng sau khi ho, hắt hơi; Hướng dẫn NB uống thuốc loãng đàm, thông họng; Ho khan: Uống nhiều nước ấm, uống từng ngụm nhỏ để dễ nuốt. Uống nước ấm với chanh và mật ong để làm dịu cổ họng. Xông hơi. Khò họng bằng nước muối pha loãng hoặc DDSK Betadine Blue; Ho đàm: Hướng dẫn cách ho khạc đàm tắc nghẽn trong phổi. Nằm nghiêng trái hoặc phải giúp tiêu đờm nhanh hơn. Vận động giúp phổi hoạt động, và đờm dễ khạc ra.

Sổ mũi

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý; Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực cổ; Không ăn chất kích thích, đồ ăn quá cay; Uống thuốc sổ mũi nghẹt mũi; Khăn giấy vệ sinh mũi bỏ vào túi rác đậy kín.

Mệt mỏi

Ăn uống đầy đủ không bỏ cữ; Nghỉ ngơi hợp lý nhưng tránh nằm trên giường quá lâu; Vận động nhẹ nhàng và tập thể dục tăng cường sức khỏe; Suy nghĩ tích cực.

Tiêu chảy

Xác định tiền sử tiêu chảy; Đánh giá danh mục thuốc có TDP trên đường tiêu hóa; Đánh giá chế độ dinh dưỡng; Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy; Theo dõi lượng nước vào ra; Hướng dẫn NB ghi lại màu sắc, số lượng, tần suất và độđặc của phân và báo cáo; Bù nước bằng đường uống, dung dịch điện giải; Hướng dẫn NB sử dụng thuốc: Men tiêu hóa, Oresol, cácthuốc tiêu chảy, kẽm; Khuyến khích ăn thường xuyên, nhỏ, số lượng tăng dần; Hạn chế sử dụng các loại thức ăn kích thích ruột.

Dinh dưỡng kém

Không bỏ bửa: ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinhdưỡng, đa dạng loại thực phẩm để duy trì thể trạng; Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...; Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng; Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng; Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Nếu BN mất vị giác, khứu giác: Giải thích cho NB hiểu mất khứu giác, vị giác không phải là dấu hiệu bệnh nặng; Lựa lời động viên người bệnh; Gọi điện video call với người thân cùng ăn để ăn ngon hơn; Xem các chương trình giải trí vui nhộn, xem phim khi ăn; Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh bỏ bữa; Thay đổi món ăn giữa cơm, cháo, mì để tăng cảm giác thèm ăn; Ăn thức ăn nóng để tăng cảm nhận mùi vị; Ăn chậm, nhai kỹ để cảm nhận mùi vị thức ăn.

Giới hạn hoạt động thể chất

Hướng dẫn một số bài tập thở, vận động gồm: Các bài tập thở; Vận động tại giường; Bài tập giãn cơ; Bài tập thể lực tăng sức bền; Trong quá trình tập luyện nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường: mệt, khó thở hay đau ngực tăng cần dừng tập và theo dõi cơ thể. Nếu các biểu hiện này tăng lên cả khi nghỉ cần báo ngay cho NVYT để được theo dõi kịp thời.

Sợ hãi và lo âu về sức khỏe

Tư vấn NB tránh xem, đọc hoặc nghe tin tức về dịch COVID-19, nhất là trên các mạng xã hội; Hít thở sâu hoặc thực hành thiền; Tập thể dục thường xuyên, vừa sức, không thức khuya; Tránh sử dụng rượu/bia, thuốc lá, chất kích thích; Nghỉ ngơi thư giãn, thực hiện hoạt động bản thân yêu thích; Gọi cho NVYT phụ trách nếu căng thẳng trầm trọng; Tăng cường giao tiếp, kết nối với người khác. Tâm sự về những lo lắng; Kết nối với các tổ chức tôn giáo/nhóm diễn đàn xã hội; Thừa nhận là việc căng thẳng cũng không sao, không có gì là xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ.

Thu Trang

 

comment Bình luận

largeer