Vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế các biến chứng và giúp người bệnh tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn.
21/03/2024 07:33

Thực trạng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Căn bệnh này được coi là “kẻ giết người thầm lặng” và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc căn bệnh nguy hiểm này hiện nay là 7% và có thể tăng lên 10% vào năm 2040. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng: 34% biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường nếu không được phòng và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tàn phế, thậm chí tử vong do các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Với thực trạng trên, việc giáo dục người dân biết cách vận dụng các biện pháp phòng chống bệnh tiểu đường là vấn đề y tế cấp bách hiện nay.

Vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống bệnh tiểu đường

Trong số các biện pháp phòng chống bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Nguyên tắc được các chuyên gia y tế khuyến nghị đối với người bệnh là“bếp ăn đi trước, tủ thuốc đi sau”. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế các biến chứng và giúp người bệnh tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên và duy trì suốt đời đối với người bệnh tiểu đường. Ăn uống hợp lý sẽ giảm được liều thuốc cần sử dụng, nhờ đó hạn chế được các tác dụng không mong muốn của thuốc.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong

Mục đích quan trọng nhất của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường là không làm tăng nhanh đường huyết, nhưng cũng không làm hạ đường huyết sau bữa ăn. Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo không làm tăng các yếu tố gây bệnh như rối loạn mỡ máu, suy thận, tăng huyết áp… cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi của người bệnh.

Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường

- Đảm bảo đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, khoáng chất với số lượng cân bằng và hợp lý. Nên giảm tinh bột trong gạo trắng, khoai tây vì có thể dẫn đến việc tăng đường huyết sau khi ăn. Lượng bột đường (cơm, bún, khoai, bánh, trái cây…) trong các bữa ăn phải ổn định  để duy trì tốt đường huyết ở mức sinh lý bình thường của cơ thể.

- Không nên ăn quá no ở bữa chính, nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ gồm 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ. Ăn uống đều đặn các bữa và đúng giờ.

- Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: bầu, bí xanh, cà chua, cà tím, cải, các loại rau xanh, dưa leo…

- Chế biến thức ăn: tránh hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên nướng ở nhiệt độ cao.

- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (gạo trắng; khoai tây; bánh mì; bánh kẹo; hoa quả ngọt...). Bổ sung thêm chất xơ trong bữa ăn. Nên ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết mỗi ngày để tránh thiếu hụt chất, không nên kiêng khem quá mức để đảm bảo cân nặng.

- Hạn chế ăn nhiều muối, chất béo có hại từ mỡ động vật và các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn. Ưu tiên sử dụng các chất béo tốt như DHA, MUFA, PUFA có trong các loại cá & sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường.

- Hạn chế bia, rượu, thuốc lá có thể gây mất kiểm soát đường huyết.

Bên cạnh việc chú ý tới hàng ngày, mỗi người cũng cần đặc biệt chú ý chế độ luyện tập thể thao hàng ngày. Tùy vào thể trạng của mình để lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, vừa tránh nguy cơ bị mắc thừa cân béo phì. Để chủ động kiểm soát phòng ngừa bệnh tiểu đường có thể bổ sung dinh dưỡng bằng 2-3 ly sữa Codoca Gluantin mỗi ngày.

z5267707927818_fe72e555233b99f5a139213a16be99c7

Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Codoca Gluantin với hệ dưỡng chất Isomalt, Inositol có chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa từ từ hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ.

Dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và ngăn các biến chứng. Đồng thời, người bệnh cần định kỳ đi khám chuyên khoa nội tiết để được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện, thay đổi liều thuốc điều trị (nếu cần) và phát hiện sớm các biến chứng có thể gặp phải. Qua bài viết trên, hy vọng người bệnh tiểu đường đã có thêm kiến thức và chọn lựa loại thực phẩm phù hợp cho mình, giúp cho việc kiểm soát bệnh được tốt hơn.

Hệ thống Alo Sức khỏe.vn tiếp tục hành trình nâng cao tinh thần chăm sóc sức khỏe chủ động “Sống Vui- Sống Khỏe- Sống Hạnh Phúc” với chương trình ưu đãi khi mua 03 hộp Codoca Gluantin 850g tặng ngay 01 máy đo đường huyết Vivacheck Ino và 50 que test.

Chương trình chỉ có tại hệ thống Alo Sức Khỏe.vn từ ngày 01/3-01/05/2024

Hotline: 0857.599.666- 0888.808.881

                                                                               Ths,Ds Phạm Phương Liên

comment Bình luận

largeer