Vì sao trời lạnh dễ bị bệnh cước tay, chân?

Cước tay, cước chân là tình trạng thường xuất hiện khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột. Mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng thế nhưng căn bệnh này lại gây ra nhiều phiền phức và khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.
22/12/2020 15:00

Bệnh cước còn có tên gọi là chilblain hoặc pernio hoặc perniosis. Đây là tình trạng bệnh thường gặp phổ biến vào mùa đông. Đặc biệt thường xảy ra đối với miền Bắc tại Việt Nam với những đợt thời tiết ẩm, lạnh vào mùa đông.

1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cước tay, chân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh cước tay, chân do thời tiết, khí hậu ẩm lạnh. Vì thế, bệnh cước thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc vài giờ với trời lạnh. Khi nhiệt độ lạnh sẽ làm co các động mạch, tĩnh mạch nhỏ của da.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh cước có thể xảy ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sự ấm lại gây ra tình trạng rò rỉ máu vào các mô và gây sưng da. Thường bệnh cước tay, chân ít xảy ra ở những nước rất lạnh vì không khí khô. Trong khi đó, độ ẩm lại thấp và người dân sử dụng quần áo được thiết kế đặc biệt để chống lạnh. Hình ảnh cước thường xuất hiện ở các khu vực các đầu chi.

photo-1-15355585836491604322428

Một số yếu tố làm nặng thêm bệnh cước:

- Khi người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh cước hoặc căn bệnh tương tự.

- Dễ bị cước khi mắc các bệnh mạch máu ngoại vi như đái tháo đường, tăng mỡ máu hoặc hút thuốc lá.

Khi người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh cước làm tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh Internet

- Cước xuất hiện ở người gầy, người bị suy dinh dưỡng.

- Bệnh cước tay, chân xảy ra khi thay đổi hormone, cước có thể cải thiện trong thời kỳ mang thai.

- Các bệnh mô liên kết, lupus ban đỏ, bị xơ cứng bì, xuất hiện hiện tượng raynaud, bị rối loạn tủy xương.

Triệu chứng của bệnh cước tay chân:

- Xuất hiện các nốt, mảng da sưng nề, đỏ, ngứa và có màu đỏ hoặc tím.

- Những nốt, mảng sưng trên da sẽ giảm sưng sau 7 đến 14 ngày hoặc lâu hơn.

- Đối với những trường hợp nặng có thể xuất hiện bọng nước, có mủ hoặc bị loét.

- Tổn thương trên da thỉnh thoảng có hình nhẫn, có thể trở nên dày và kéo dài vài tháng.

- Vị trí thường xuất hiện cước: Mặt mu, mặt bên của các ngón tay, ngón chân, má gót chân, chi dưới, đùi, cổ tay trẻ em, thậm chí có trường hợp xuất hiện cước ở mũi, tai.

2. Điều trị bệnh cước bằng cách nào?

cuoc-ngon-channgon-tay-la-gitai-sao-thuong-mac-benh-cuoc-chan-tay-vao-mua-dong-198105-1608545691220172719524

Thực tế, bệnh cước tay chân đáp ứng kém với các loại thuốc điều trị. Nên có thể bôi corticoid trong ít ngày. Điều này cũng làm giảm tình trạng ngứa và viêm.

Nếu bị bội nhiễm, nên sử dụng kháng sinh dạng thuốc bôi hoặc dạng uống tùy thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ của người bệnh.

3. Chăm sóc người bệnh cước chân tay và hướng dẫn phòng tránh

Bản chất, bệnh cước tay, chân là một loại chấn thương do lạnh và xuất hiện vào mùa đông với các triệu chứng gây ngứa ngáy, sưng đỏ, nhiều trường hợp bị cước gây đau đớn, phồng rộp, tê dại và bóp mạnh không có cảm giác.

Khi đó, người bệnh xuất hiện cảm giác đau đớn ở vùng bị tổn thương do cước. Các vết thâm tím khi nhúng vào nước lạnh và cảm thấy ngứa khi được ủ ấm. Điều này gây ra những ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt của người bệnh.

Khi bị cước nên đến khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu để nhận được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc bôi ngoài da, không uống thuốc vì bệnh không khỏi thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Người bệnh cước tay, chân không nên gãi quá nhiều. Hành động gãi có thể làm lở, loét, phồng rộp và dẫn tới nhiễm trùng vết cước.

Giảm tình trạng ngứa và đau do cước gây ra bằng cách trước khi đi ngủ ngâm tay, chân vào nước ấm pha muối khoảng 30 phút. Có thể cho thêm vài lát gừng có tác dụng làm ấm nhanh.

Sau khi ngâm chân cần lau khô chân và đi tất giúp chân luôn ấm kể cả khi đi ngủ.

Trong ăn uống khi bị cước cần kiêng những loại thực phẩm có thể gây dị ứng và hạn chế tối đa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

Phòng bệnh cước tay chân vào mùa lạnh:

- Phòng bệnh cước tay chân vào mùa lạnh nên giữ ấm bàn tay, bàn chân.

- Nên hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa.

- Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà,...

- Mùa đông nên tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da.

- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ,...

- Tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Theo PNVN

comment Bình luận

largeer