Viêm da tiếp xúc do côn trùng là bệnh gì?

Trong mùa mưa bão các bệnh liên quan đến da, đặc biệt là bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường xuất hiện. Nếu không cẩn thận phòng tránh bệnh hoàn toàn có thể phát triển thành dịch.
16/11/2020 16:30

Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng là gì?

viem-da-di-ung-1

Hình minh họa

Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng do Paederus, đây là một loại côn trùng thuộc họ có cánh cứng. Ở Việt Nam, mọi người thường gọi với các tên khác nhau kiến khoang, kiến nhốt, kiến gạo,…Loại kiến này trên thân chia thành nhiều đốt khác nhau, trong đó có một đốt màu đỏ và bay chạy rất nhanh. Loại kiến này thường sống ở quanh ruộng, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, những nơi đang xây dựng. Vì trong thân loại kiến khoang này có chứa chất Pederin, thế nên khi tiếp xúc với da thường gây ra tình trạng bỏng cháy da nghiêm trọng.

Tại sao bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường xảy ra nhiều vào mùa mưa bão?

Vào mùa mưa bão, ao hồ, ruộng đồng đều bị ngập và kiến khoang và các loại côn trùng khác nương theo ánh đèn bay vào nhà. Nếu mọi người làm việc dưới ánh đèn thì thường bị loại kiến này rơi trúng vào cổ, mặt, thân mình hay do vô tình giơ tay lên đập đều có thể khiến cho chất Pedirin có bên trong dây vào da và gây ra tình trạng viêm da. Ngoài ra, loại kiến này và các loại côn trùng cũng thường rơi vào bể tắm, bồn tắm, bám vào khăn tắm, khăn mặt nên nếu mọi người không chú ý chà xát phải thì cũng làm xuất hiện tình trạng viêm da.

Làm thế nào để nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra?

viem_da_tiep_xuc_do_kien_ba_khoang_resize

Hình minh họa

Khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu có thể nhận biết bằng mắt thường như:

Người bệnh xuất hiện triệu chứng ngứa, rát, bỏng tại một số vùng da trên cơ thể. Để khoảng 6 đến 12 tiếng thì những vùng da có sự tiếp xúc với côn trùng sẽ bắt đầu có những đám nốt màu đỏ, hơi nề tạo thành vệt có kích thước khoảng từ 1-5cm và có thể rộng đến khoảng 3-4mm.

Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 1-3 ngày sau đó, trên da sẽ xuất hiện những mụn nước, sau đó trở thành những bọng nước và bọng mủ nghiêm trọng. Còn từ 5 đến 7 ngày thì cơ thể bắt đầu bị sưng ở cả 2 mắt, nổi hạch ở bẹn, sưng đau đi lại khó khăn.

Nếu trên da xuất hiện những vết đỏ, nền cộm, nóng rát thì có thể chắc chắn bạn bị viêm da tiếp xúc do côn trùng vào mùa mưa. Trong đó, đa phần người bệnh sẽ bị tổn thương da ở những vùng như đầu, cổ, mặt và nửa thân trên. Nếu bạn đã từng bị viêm da tiếp xúc thì vào mùa mưa bệnh có thể bị tái phát nhiều lần, có người từ 2- 4 lần, có người thì bệnh có thể kéo dài từ 5 đến 20 ngày tùy mức độ.

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc vào mùa mưa do côn trùng như thế nào?

Nếu xuất hiện triệu chứng nhẹ thì bạn có thể điều trị bệnh tại nhà. Cách điều trị là bạn sử dụng nước muối sinh lý chấm từ 3 đến 4 lần mỗi ngày lên vùng da bị bệnh. Việc này sẽ giúp trung hòa độc tố của côn trùng trên da. Và người bị bệnh viêm da tiếp xúc vào mùa mưa cũng nên chuys là không nên rửa nước nhiều lần, không nên kỳ cọ khi tắm để làm da tróc vảy như thế bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Còn nếu bệnh gây đau rát nghiêm trọng thì người bệnh nhân đến những cơ sở y tế về chuyên khoa da liễu để được thám, tư vấn, điều trị bằng thuốc chuyên khoa. Khi được điều trị chuyên khoa thì khoảng 4-6 ngày là bệnh có thể khỏi hẳn.

Khi điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng vào mùa mưa thì người bệnh cần sử dụng những loại dung dịch thuốc có màu như là thuốc tím pha loãng, milian, xanh methylen,…Sau khi dùng khoảng 4-5 ngày, da sẽ hết viêm, bong vảy tiết. Lúc này bạn tiếp tục dùng các loại thuốc mỡ kháng sinh hoặc là corticoid để giúp bệnh khỏi hẳn.

Nên phòng bệnh viêm da tiếp xúc vào mùa mưa như thế nào?

Để phòng được bệnh viêm da tiếp xúc vào mùa mưa thì bạn nên tránh những nơi có nhiều côn trùng trú ngụ. Khi ngủ thì nên đóng kín cửa, ngủ trong màn để hạn chế côn trùng. Ngoài ra, khi chuẩn bị quần áo, khăn tắm thì bạn nên giũ mạnh để côn trùng rơi ra nếu có, và khi phơi quần áo thì nên đem vào sớm để tránh côn trùng ẩn nấp. Trước khi đi ngủ thì bạn cũng nên kiểm tra lại chăn chiếu, giường, màn của mình để tránh côn trùng.

Vào những ngày trời mưa bão, nếu thấy côn trùng xuất hiện, bò lên da thì bạn nên thổi để côn trùng bay đi hoặc dùng giấy để lấy côn trùng ra khỏi da. Tránh việc bắt, bóp nát trực tiếp vì có thể gây hại cho da, làm xuất hiện tình trạng viêm da nghiêm trọng.

Nên thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà để hạn chế côn trùng gây bệnh.

Minh Hằng

comment Bình luận

largeer