8 việc tốt cho sức khỏe bệnh nhân ung bướu nên làm

Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, chủ tịch tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam, chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường vừa đưa ra 8 lời khuyên nên làm cho sức khỏe đối với bệnh nhân ung bướu.
By Tình Vũ (ghi)
10/07/2020 09:41
  1. 1. Hạn chế ăn thịt, thay thế bằng cá và đạm thực vật

Thịt đỏ là thực phẩm có tính acid, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng như làm bệnh ung thư trở nên khó kiểm soát hơn. Các loại thịt chiên xào, nướng hoặc được chế biến sẵn như: thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng, jambon, hun khói… càng không có lợi cho sức khỏe.

  • Nên hạn chế ăn thịt đỏ, tuy không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn nhưng chỉ nên ăn một lượng nhất định (<50g/ngày).
  • Thay thế thịt đỏ bằng cá và đạm thực vật từ các loại đậu, ruốc nấm, rong biển. Cá là thực phẩm lành mạnh, protein cá có các acid amin cần thiết như: lysine, tyrosine, tryptophan, cystein, methionine… cao hơn thịt và dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt. Ngoài ra, cá còn chứa nhiều chất béo có lợi (Omega-3, Omega-6), sắt, kẽm, selenium, các loại vitamin B6, B12, D…
  • Ngâm đậu xanh, đậu đen,.. trong 4 – 6h với nước và ăn sống cùng các loại rau thơm, ớt chuông, dưa leo trước mỗi bữa ăn chính. Đậu và nấm có thể  được dùng làm nguyên liệu chính thay thịt trong bữa ăn gia đìn
  • Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang
  1. 2. Không ăn đường tinh luyện, thay thế bằng đường lành mạnh

Carbohydrate là nguồn năng lượng quan trọng và có trong hầu hết các loại thực phẩm. Carbohydrate bao gồm đường đơn Glucose, Fructose…, đường đôi Saccharose và đường đa như tinh bột. Đường tinh luyện ở đây chính là đường trắng có trong các loại thực phẩm tự nhiên như mía, củ cải… Sau khi được tinh chế loại đường này được dùng để chế biến các loại nước ngọt, bánh kẹo gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

-      Đường gây tăng Glucose trong máu, suy nhược và mệt mỏi;

-      Đường làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư;

-      Đường làm suy giảm hệ miễn dịch;

-      Đường đẩy nhanh quá trình lão hoá;

-      Đường gây sâu răng, làm xấu da;

-      Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng;

-      Đường gây stress.

Đường rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của con người nhưng đó là đường ở dạng tự nhiên chứa trong rau củ, trái cây chứ không phải là đường tinh luyện.

  • Thay thế đường tinh luyện bằng đường fructose từ trái cây (tối đa 50g/bữa), mật ong, cỏ ngọt stevia, quả chà là, quả la hán...
  • Tốt nhất nên ăn nhạt (giữ nguyên vị của thực phẩm) sử dụng gia vị mặn, ngọt, điều vị (hạt nêm, mì chính) càng ít càng tốt.
  1. 3. Thực hiện công thức ăn tươi sống chống ung thư

“Hãy để thức ăn là thuốc, đừng để thuốc là thức ăn của bạn”

Xuất phát từ những sai lầm trong thói quen ăn uống của người Việt dẫn đến các tác hại đối với sức khỏe. Việc ăn tươi sống một số loại rau, củ, quả, hạt có thể hóa giải và khắc phục được thói quen xấu, giúp cải thiện sức khỏe và phòng chống bệnh tật, trong đó có ung thư.

  • Những sai lầm chính trong ăn uống đó là:

-      Ăn nhiều thịt, mỡ, đường, muối; lạm dụng thức ăn nhanh.

-      Đun nấu chín kỹ các loại rau, củ làm giảm đi hàm lượng vitamin và muối khoáng có lợi và có thể tạo ra những hợp chất độc hại với cơ thể.

-       Ăn nhiều các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các món nướng… đây là những món làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, ung thư.

-      Ăn quá nhanh dẫn đến rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa.

  • Thực hiện nguyên tắc “Ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm” để phòng chống Ung thư: Ăn sống một số loại rau củ quả (húng quế, tía tô, mùi tây, rau xà lách, diếp cá, dưa leo, ớt chuông, cà chua...) và các loại hạt (đậu xanh, đậu đen, óc chó, hạnh nhân… ngâm 4h trước khi ăn) theo nguyên tắc trên.

Lưu ý: nên chọn thực phẩm đảm bảo, ngâm rửa sạch với nước kiềm.

  • Ăn uống bữa chính với tiêu chí “Tăng rau và cá, giảm cơm và thịt”.

Trên thực tế lâm sàng, những bệnh nhân tuân thủ y lệnh, áp dụng công thức ăn rau củ tươi này cho thấy rõ ràng hiệu quả điều trị.

  1. 4. Tập luyện thể thao vừa sức, tắm nắng 30 phút mỗi ngày

Theo lý luận y học cổ truyền, khi âm dương mất cân bằng thì bệnh tật phát sinh. Nguyên tắc chữa mọi bệnh tật đó là cân bằng âm dương mà khí công dưỡng sinh có khả năng điều tiết âm dương thông qua điều tiết khí huyết, kinh lạc, tạng phủ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ với bệnh tật.

Một số phương pháp tập luyện giúp tăng cường sức khỏe:

  • Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của mình. Nên lựa chọn như đi bộ, vẩy tay, đạp xe, cầu lông, bóng bàn, thái cực quyền, yoga…. Tham gia những lớp học, những câu lạc bộ để có môi trường tập luyện tốt nhất.
  • Tập thiền: Mỗi ngày dành 10 – 30 phút để ngồi thiền. Tuy nhiên, việc ngồi thiền không quan trọng thời gian bao lâu mà quan trọng là thiền với tâm thư giãn, hư vô.
  • Tập thở: Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập thở sẽ giúp điều tiết thần kinh, lưu thông khí huyết, chống lại bệnh tật, phục hồi tổn thương. Trong khí công dưỡng sinh thì thở 4 thì là kỹ thuật cơ bản. Hướng dẫn phương pháp thở 4 thì:

+ Thì 1: Hít vào từ từ bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được (thường đếm từ 1 đến 5), đồng thời phình bụng ra. Lưu ý: Bụng và ngực phải căng lên cùng lúc.

+ Thì 2: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. Khi đó, cơ ức đòn chũm phải căng, các hõm ở cổ rõ rệt, bụng cứng.

+ Thì 3: Thở ra từ từ, êm nhẹ tự nhiên không thúc ép, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1.

+ Thì 4: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. Lúc này cả ngực, bụng, tứ chi đều mềm, lép xuống và có cảm giác ấm nóng.

Khi tập, cần tưởng tượng có nguồn năng lượng (ánh sáng xanh) từ trên đỉnh đầu chạy dọc xuống 2 mạch Nhâm Đốc (dọc chính giữa cơ thể ở phía trước và sau) trở về Đan điền rồi lại đi lên. Có thể tập ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm ngửa, tốt nhất là nằm tư thế ngửa có kê mông (1 gối hoặc 2 gối), chân thẳng 1 tay để lên bụng, 1 tay để lên ngực.

  • Dành 30 phút để tắm nắng, tốt nhất vào buổi sáng sớm và sau 5h chiều để giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Ánh nắng có tác dụng tăng tổng hợp vitamin D, giúp làm tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa calci cho cơ thể; kích thích giải phóng NO giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; điều hòa thần kinh giúp an thần, giảm căng thẳng. Theo y học cổ truyền, tắm nắng còn giúp cân bằng âm dương, hấp thu năng lượng tốt, giải tỏa năng lượng xấu.
  1. 5. Ăn cháo dưỡng sinh nấu từ gạo lứt huyết rồng

Gạo lứt là gạo còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài qua quá trình xay xát. Phần cám gạo và mầm gạo ở lớp vỏ lụa gạo lứt chứa hàm lượng Vitamin nhóm B, Vitamin E, Magie (Mg), Mangan (Mn), sắt (Fe) và chất xơ cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. Lớp màng gạo đó chứa một số chất có tác dụng làm sạch các gốc tự do như β Sitosterol, Ferulic acid, lipoic acid, glucan, phytosterol, ɣ oryzanol, tocotrienol, tocopherol, Omega 3,6,9, phytic acid, polysaccharide, henucellalose, CoQ10… có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất thường. Ngoài ra, trong gạo lứt còn có Selen giúp thúc đẩy sự phục hồi và tổng hợp ADN trong các tế bào bị tổn thương, ngăn chặn sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào ung thư.

Đặc biệt, trong gạo lứt có hàm lượng β – Glucan (là chuỗi Polysaccharid gồm những phân tử D-Glucose gắn với nhau bởi liên kết β-Glucoside) rất cao, là chất thúc đẩy hệ miễn dịch sản xuất tế bào NK (Natural killer cell, tế bào sát thủ tự nhiên), tế bào Lympho, đại thực bào để chúng tấn công lại các tế bào ung thư. β – Glucan còn có tác dụng tốt trong việc phòng và hỗ trợ trị tiểu đường, bảo vệ gan, tim mạch, chống lão hóa, hạ mỡ máu, giảm xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, giúp cơ thể phục hồi nhanh sau phẫu thuật, giảm tác dụng không mong muốn sau khi hóa trị, xạ trị….

Cháo dưỡng sinh nấu từ gạo lứt huyết rồng là công thức cháo đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả điều trị ung thư cao.

  • Nguyên liệu:

-      Gạo lứt huyết rồng: 200g

-      Nước lọc kiềm pH 7,5 - 8,5: 4 lít

  • Cách làm

-      Vo rửa gạo lứt huyết rồng bằng nước kiềm mạnh pH 9,5 – 11

-      Cho 200g gạo nấu với 4 lít nước lọc kiềm. Nấu bằng nồi áp suất điện (loại 5 lít) trong khoảng 30 phút. Ủ cháo thêm 30 phút trong nồi để cháo nhuyễn hơn.

Ăn trong ngày. Có thể nêm thêm ít muối hầm hoặc nước tương từ đậu nành không biến đổi gene để dễ ăn hơn.

  1. 6. Nhai sống 7 – 10 lá xạ đen tươi mỗi ngày

Cây xạ đen có tính hàn, vị đắng chát, được coi là một trong những loại thuốc quý từ thiên nhiên có tác dụng ức chế tế bào ung thư, kháng khuẩn, tăng miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm, tiêu ung thũng, giải độc và bảo vệ gan, giảm các tác dụng không mong muốn của hóa chất trị liệu ung thư.

Nhai sống 7- 10 lá xạ đen tươi mỗi ngày là cách dùng mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra có thể dùng sắc uống, phối ngũ trong bài thuốc chữa bệnh.

  1. 7. Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái

Tinh thần ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe mỗi con người. Sự căng thẳng, lo lắng, giận dữ làm cho nội môi mất cân bằng, thường bị toan hóa dẫn đến nhiều tác hại cho cơ thể, làm phát sinh bệnh tật cũng như làm tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Ngược lại cảm xúc lạc quan, vui vẻ lại giúp kiềm hóa cơ thể, giúp phòng chống ung thư và nhiều rối loạn chuyển hóa khác.

Luôn tạo cho bản thân niềm tin chiến thắng bệnh tật. Những cảm xúc tích cực (sự lạc quan, vui vẻ) sẽ hoạt hóa vùng dưới đồi tác động lên hệ miễn dịch kích thích tạo ra các Hormone nội sinh có lợi như: Endorphine, Serotonine, Dopamine... giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cơn đau, hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

  1. 8. Uống nước đúng cách, sử dụng nước kiềm hoặc nước hydrogen mỗi ngày

Nước rất quan trọng đối với sự sống, mọi sinh vật trên trái đất đều cần đến nước. Con người không chỉ cần nước để duy trì hoạt động sống của cơ thể mà nước còn phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng nước đúng cách sẽ giúp chúng ta có được sức khỏe tốt và trường thọ.

Mọi quá trình sinh học và hóa học của tế bào và tổ chức của cơ thể đều liên quan mật thiết với nước. Mất cân bằng nước giữa các nơi trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rối loạn sinh học.

Uống nước đúng cách để có được sức khỏe tốt:

-      Uống ngụm nhỏ: Khi uống nước, cần uống từng ngụm nhỏ, nước sẽ được điều hòa vào cơ thể tốt hơn. Nếu uống vội, nước sẽ không được hấp thu vào cơ thể mà tăng gánh nặng cho thận.

-      Uống nước tư thế ngồi: Khi cần uống nước, chúng ta không nên đứng mà nên ngồi. Như vậy lượng nước uống vào sẽ được đưa đi khắp cơ thể. Nếu ở tư thế đứng, nước sẽ trôi xuống ngay phần dưới cơ thể và nhanh chóng bị thải ra ngoài.

-      Lượng nước cần uống trong ngày: Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng 2 lít, tùy vào trọng lượng, mức độ hoạt động mà nhu cầu khác nhau. Không nhất thiết phải ép mình uống 2 lít nước trong ngày nhưng cần đảm bảo không để cảm giác khát quá lâu.

-      Thời điểm uống nước: Khi khát là lúc cơ thể đang cần nước, tất nhiên phải uống nước vào lúc đó. Ngoài ra, để đảm bảo đủ nước cho cơ thể hoạt động cũng như tăng cường chức năng cơ thể cần uống nước vào các thời điểm sau: 1 ly nước trước bữa ăn (tốt cho tiêu hóa), 1 ly nước trước khi tắm (điều hòa huyết áp), 1 ly nước trước khi đi ngủ (chống cô đặc máu, ngăn ngừa đột quỵ).

-      Uống nước nguội hoặc ấm: Nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây tổn thương men răng, niêm mạc miệng họng. Vì vậy, tốt nhất nên uống nước nguội hoặc âm ấm.

-      “Ăn” nước: Mỗi ngày ăn 300 – 500g rau củ quả tươi, thực hiện theo nguyên tắc “ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm” trước mỗi bữa ăn chính là cách bổ sung nước, chất xơ hòa tan, khoáng vi lượng, vitamin tự nhiên tốt nhất.

-      Uống nước ion kiềm hoặc nước hydrogen: Nước ion kiềm có pH 9,5 ± 0,5 có tác dụng kiềm hóa cơ thể, có khả năng chống oxy hóa cao giúp loại bỏ gốc tự do có hại, giúp tăng oxy tế bào từ đó giúp giải độc cơ thể, phòng chống bệnh tật trong đó có ung thư. Nước Hydrogen là loại nước giàu chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe tối ưu. Những người mắc bệnh ung thư, rối loạn chuyển hóa mỗi ngày nên dùng 50 – 60ml/kg cân nặng mỗi ngày.

  • Chú ý: Không nên uống các loại nước sau: nước lã chưa đun sôi hoặc chưa qua máy lọc sạch, nước đun sôi để nguội lâu ngày, nước ngọt có ga, nước có chứa phẩm màu…

 

comment Bình luận

largeer