5 sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lý

Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý giúp vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng – họng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, việc dùng nước muối thế nào cho đúng chuẩn thì không phải ai cũng biết. Sau đây là 5 sai lầm thường gặp.
30/11/2021 16:58

Không phải thuốc chữa bệnh

Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người. Nước muối sinh lý có rất nhiều ưu điểm, có thể sử dụng nhỏ mắt, rửa mũi, súc miệng, họng...

Tuy nhiên, nước muối sinh lý cũng chỉ có hiệu quả vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn, không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh và không phải là thuốc chữa bệnh.

Không pha muối theo đúng nồng độ, ngậm muối nguyên hạt

Một số người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn.

Đó là một quan niệm sai lầm bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sử dụng nước quá lạnh để pha nước muối

Thông thường, để thuận tiện mọi người luôn sử dụng nước lạnh có sẵn để pha với muối, tuy nhiên bạn nên sử dụng nước ấm để pha với muối súc miệng tốt hơn vì nước ấm sẽ hoàn toàn tốt hơn cho họng, răng và nướu.

Không súc miệng lại bằng nước lọc sau khi súc nước muối

Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối.

Việc tráng miệng lại với nước sạch giúp rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối. 

Súc họng trước khi súc miệng

Nhiều người có thói quen súc họng trước rồi mới súc miệng sau, đây là một điều không nên thực hiện vì những vi khuẩn ở trên răng chưa được làm sạch sẽ dễ dàng lây lan xuống họng.

Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng. Không nên súc họng trước khi súc miệng.

Theo Times of India

comment Bình luận

largeer