71 bài thuốc chữa bệnh từ mè đen (phần 1)

Mè đen không chỉ là loại thực phẩm rất quen thuộc mà còn có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Có lẽ, nhiều người sẽ không biết thật sự tác dụng tuyệt vời của nó.
31/10/2024 18:15

Theo y học cổ truyền, hạt vừng đen có tên thuốc là hắc chi ma, tên gọi khác là hồ ma. Miền Nam gọi là mè đen. Tên khoa học: Sesamum indicum, họ vừng (danh pháp khoa học: Pedaliaceae).

Có hai loại, vừng đen và vừng trắng. Nhưng vừng đen bổ dưỡng và có nhiều dược tính hơn vừng trắng. Vừng không chỉ là loại thực phẩm lành mạnh mà còn có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo Đông y, vừng đen tính bình (có sách ghi hàn), vị ngọt. Lợi về kinh phế tỳ can thận, nhuận táo 5 tạng, hoạt tràng, lương huyết giải độc, trừ gió độc. Dùng chữa các chứng bệnh can thận bất túc, bệnh mạn tính suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể, thiếu máu, thiếu sữa, râu tóc bạc sớm, da vàng khô, tăng huyết áp, táo bón, trừ phong tê thấp, kiện não, ích trí là thức ăn tốt cho người già, phụ nữ, trẻ em.

meden

(Ảnh minh họa: Y học cổ truyền)

Dưới đây là 71 bài thuốc chữa bệnh từ mè đen (phần 1)

Bài thuốc 1: Giúp đẹp da và ngăn ngừa tóc rụng/bạc

Chuẩn bị: Vừng đen 500g. Đem phơi khô, sao cho chín, tác thành bột mịn và bảo quản trong lọ. Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa cho vào bát, thêm đường phèn và đổ nước sôi vào khuấy thành chè.

Bài thuốc 2: Cháo bát tiên

Có tác dụng chống lão suy, bạc tóc.

Chuẩn bị: Vừng đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu tương, hạt dẻ, đại táo. Mỗi vị 30g; Gạo tẻ 50g.

Vo sạch. Nấu cháo loãng. Ăn nóng với đường. Ăn liền 1 tuần, nghỉ 1 tuần rồi có thể ăn tiếp 1 liệu trình mới.

Bài thuốc 3: Chữa đầy chướng bụng và ăn không tiêu

Chuẩn bị: Một ít vừng đen

Giã nát và đem nấu với cháo, thêm 1 vỏ quýt khô (trần bì). Khi ăn, nêm nếm cho vừa miệng, dùng 2 – 3 lần là khỏi.

Bài 4: Bổ can thận

Chủ trị tóc khô, gãy rụng do can thận hư, tinh huyết bất túc.

Chuẩn bị: Thịt nạc 250g, vừng đen 60g, phục linh 60g, cúc hoa 10g.

Cách dùng: Thịt lợn thái lát ướp gia vị 10 phút. Vừng giã nhuyễn, cúc hoa chỉ lấy cánh hoa. Cho vừng đen và phục linh vào nồi nấu với nước 30 phút rồi bỏ thịt và cúc hoa vào nấu khi thịt chín là ăn được. Ăn cả nước và cái.

Bài 5: Thiếu sữa sau sinh

Chuẩn bị: Chuẩn bị gạo tẻ 50 – 60g và vừng đen 30g. Nấu nhừ thành cháo, ăn hằng ngày có tác dụng lợi sữa và hạn chế chứng táo bón sau khi sinh.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng 1 quả trứng gà, 1 ít muối ăn và 1 lượng vừng đen vừa đủ. Rang vừng cho thơm, sau đó tán nhuyễn và nêm thêm 1 ít muối. Đem trứng gà luộc chín và chấm với muối mè, ngày ăn 1 lần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Giò heo 2 -3 cái, gia vị và mè đen 250g.

Đem mè đen rang và tán nhuyễn, mỗi lần dùng 15g uống cùng với giò heo hầm canh, ngày dùng 3 lần.

Bài thuốc 6: Bồi bổ cơ thể dưỡng tóc, đen tóc

Chuẩn bị: Thịt nạc 200g, vừng đen 100g, rong biển150g. Nấu chín ăn.

Bài thuốc 7: Chữa viêm mũi mãn tính

Chuẩn bị: Một ít dầu vừng.

Đem dầu vừng đun sôi nhẹ trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và đổ dầu vào lọ sạch có nắp. Mỗi lần dùng 2 – 3 giọt nhỏ vào mũi (có thể tăng lên 4 – 5 giọt), thực hiện ngày 3 lần trong 14 ngày.

Lưu ý: Sau khi nhỏ nên hạn chế vận động trong 3 – 5 phút nhằm giúp dầu có thời gian đi sâu vào các niêm mạc bên trong mũi.

Bài thuốc 8: Chữa suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể, chống lão hóa

Chuẩn bị: Bắp bò 500g chỉ lấy nạc (bỏ hết gân mỡ), vừng đen 160g, hà thủ ô 80g, táo đỏ 6 quả, gừng tươi 2 lát, gia vị vừa đủ.

Hầm nguyên bắp bò với hà thủ ô, táo, hầm cho chín. Cho vừng đã tán bột vào. Đun thêm 10 phút, lấy bắp bò ra, thái miếng, ăn cái, uống thang.

Bài thuốc 9: Táo bón, khó đi đại tiện

Chuẩn bị: Hà thủ ô đỏ, long nhãn, bá tử nhân, kỷ tử, quả dâu tằm mỗi vị 100g, 1 ít mật ong và vừng đen 200g.

Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật ong làm thành viên. Ngày dùng từ 10 – 20 viên hoặc có thể sắc thuốc uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng bá tử nhân, đại táo, xuyên khung, vừng đen và bá tử nhân mỗi vị 8, bạch thược và thục địa mỗi vị 12g.

Đem các dược liệu cho vào ấm và sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hạt vừng đen 300g rang chín, giã nhỏ, rây bột; lá cối xay 300g thái nhỏ, nấu với 2 - 3 lần nước rồi cô thành cao đặc. Trộn bột với cao, làm thành bánh 5g. Ngày dùng 2 bánh, hãm với nước sôi, uống sau mỗi bữa ăn.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hạt vừng đen 20g; sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm mỗi vị 16g; thạch hộc 12g. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán bột, luyện với mật ong vừa đủ để làm viên, ngày uống 10 - 20g.

Bài thuốc 10: Đau lưng

Chuẩn bị: Hạt vừng đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12g với ít rượu pha mật hoặc nước gừng.

Bài thuốc 11: Đau buốt chân tay

Chuẩn bị: Hạt vừng đen 40g và rượu.

Rang vừng cho thơm, sau đó tán bột và ngâm với 40g rượu trong 1 đêm. Sau đó chia rượu thành nhiều lần uống và dùng liên tục trong nhiều ngày.

Bài thuốc 12: Chữa tụ máu

Có tác dụng, chữa tụ máu, đau nhức, sưng tấy do ngã.

Chuẩn bị: Hạt vừng đen ép sống, lấy dầu uống mỗi lần 1 thìa canh với ít rượu.

Bài thuốc 13: Tiểu ra đạm và viêm thận mãn tính

Chuẩn bị: Vừng đen và quả óc hỗ mỗi thứ 500g, 1 ít táo đỏ.

Dùng các nguyên liệu tán thành bôt mịn. Mỗi lần dùng 20g uống với nước, sau đó nhai thêm 7 quả táo, ngày thực hiện 3 lần.

Bài thuốc 14: Cháo bồi bổ cơ thể

Chuẩn bị: Vừng đen 20g (sao thơm), gạo lứt 50g (cho gạo lứt vào nồi thêm nước nấu thành cháo). Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, pha đường cho vừa khẩu vị, dùng làm món ăn điểm tâm buổi sáng.

Bài thuốc 15: Phòng ngừa cận thị

Chuẩn bị: Câu kỷ tử 30g, mè đen 50g và gạo tẻ 60g.

Thêm nước vào và nấu nhừ thành cháo, mỗi ngày ăn 1 lần khi cháo còn ấm.

Bài thuốc 16: Bổ gan thận, bổ tinh huyết

Công dụng: Đen râu tóc, chữa tóc khô, gãy, tóc bạc sớm

Chuẩn bị: Vừng đen, hà thủ ô chế, liều lượng bằng nhau, nghiền chung thành bột mịn, trộn với mật ong vào đánh thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

Bài thuốc 17: Chữa suy nội tạng

Chuẩn bị: Một lượng vừng đen và gạo tẻ.

Hấp chín mè, sau đó đem phơi và nấu thành cháo.

Bài thuốc 18: Tư bổ âm huyết

Công dụng: Dùng cho người thân thể hư nhược, thiếu lực, tứ chi mệt mỏi, tinh huyết không đủ, da khô, râu tóc bạc sớm.

Chuẩn bị: Vừng đen 1.000g, ý dĩ 1.000g, địa hoàng 250g.

Tất cả cho vào bình lớn, đổ ngập rượu, ngâm 15 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 2 lần, trước bữa ăn, mỗi lần 10-15ml.

Bài thuốc 19: Khí huyết suy

Chuẩn bị: Lá vừng đen tươi 1 bó.

Rửa sạch và hãm với nước sôi, uống thay nước trà.

Bài thuốc 20: Cải thiện vóc dáng, làn da

Chuẩn bị: Mỗi ngày dùng nước mè rang 20g uống buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.

Bài thuốc 21: Nổi mề đay

Chuẩn bị: Đậu đen, vừng đen và táo đen mỗi thứ 10g.

Sắc uống ngày 1 thang và uống đều đặn cho đến khi khỏi.

Bài thuốc 22: Giảm cân

Chuẩn bị: Nên uống riêng nước mè đen hoặc pha nước mè đen cùng sữa tươi không đường. Liều dùng: 20g mỗi ngày.

Bài thuốc 23: Trị táo bón, tăng cường chức năng gan, thận và dưỡng da

Chuẩn bị: Lá dâu và mè đen bằng lượng nhau, 1 ít nếp.

Nấu cháo nhừ và ăn hằng ngày.

Bài thuốc 24: Trị xích bạch lỵ ở trẻ em

Xích bạch lỵ, ngày đêm đi đại tiện nhiều lần.

Chuẩn bị: Hoà 5 - 10g dầu mè đen (tùy theo tuổi) với mật ong và cho uống.

Bài thuốc 25: Hen suyễn ở người già

Chuẩn bị: Gừng tươi 120g, mật ong và đường phèn mỗi thứ 100g, mè đen (sao) 250g.

Gừng tươi giã, vắt lấy nước, sau đó trộn đều với mè và rang cho thơm. Trong khi đó, đun chảy mật ong và đường phèn, sau đó trộn chung với mè và bảo quản trong hũ kín. Mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng mỗi sáng.

Bài thuốc 26: Bổ ngũ tạng, nhuận tràng, mạnh gân cốt và bổ sung vitamin E

Chuẩn bị: Sao 6g Mè đen đến khi thơm. Cho 30g gạo tẻ vào nồi thêm nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho mè đen vào khuấy đều.

Bài thuốc 27: Cao huyết áp

Chuẩn bị: Giấm 30ml, mật ong 30g và vừng đen 30g.

Trộn đều uống, ngày dùng 3 lần và dùng liên tục trong 3 ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Vừng đen, đậu xanh với lượng bằng nhau. Đem rang, nghiền bột. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần 50g. Uống với nước.

Bài thuốc 28: Chữa tăng huyết, xơ cứng mạch máu

Chuẩn bị: Hạt vừng đen, rễ hà thủ ô đỏ, rễ ngưu tất mỗi vị 100g.

Tất cả phơi khô, tán nhỏ rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.

Bài thuốc 29: Đại tiện táo và mất ngủ do thận suy

Chuẩn bị: 1 ít đường trắng, lá dâu 60g, hạch đào nhân 60g và vừng đen 20g.

Đem tất cả dược liệu tán nhuyễn, sau đó thêm đường trắng vào. Chia thành 2 – 3 lần uống, sử dụng 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ và dùng liên tục cho đến khi khỏi.

Bài thuốc 30: Trị trĩ

Chuẩn bị: Mè đen, bạch thược, trắc bách diệp, sinh địa, mỗi vị 12g; đào nhân, hồng hoa, hoè hoa, chỉ xác, đương quy, xuyên khung, mỗi vị 8g; đại hoàng 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 31: Thiếu máu

Chuẩn bị: Câu kỷ tử và vừng đen mỗi thứ 15g, đảng sâm 30g, bạch thược và đương quy mỗi thứ 10g, thục địa 20g.

Đem các vị sắc uống, ngày dùng từ 1 – 2 lần.

Bài thuốc 32: Trị vẩy nến

Chuẩn bị: Mè đen, huyền sâm, ké đầu ngựa, hà thủ ô, kim ngân, sinh địa, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 33: Tăng mỡ máu

Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, 1 ít đường trắng mè đen và quả dâu mỗi thứ 60g.

Để đường trắng riêng, đem các nguyên liệu còn lại rửa sạch và giã nát. Sau đó cho 3 chén nước vào nồi nấu sôi, gia thêm đường trắng và đổ các nguyên liệu còn lại vào. Nấu cho đến khi chuyển sang dạng hồ và ăn khi còn nóng.

Bài thuốc 34: Trị bỏng, vết thương

Chuẩn bị: Trộn dầu mè với lá dâu non, đốt tồn tính rồi tán nhỏ. Bôi lên vết bỏng mỗi ngày 2 đến 3 lần.

Bài thuốc 35: Mất ngủ, hay quên và suy giảm trí nhớ

Chuẩn bị: Đường đen 0.5kg, nhân hạch đào 250g và vừng 250g.

Cho đường đen vào nồi, thêm nước và nấu với lửa nhỏ cho đến khi đường chảy và keo lại. Sau đó cho quả óc chó và mè đen đã rang chín vào, trộn đều và đổ ra khuôn. Đợi nguội và cắt thành từng miếng nhỏ, mỗi lần dùng 15g, ngày dùng 3 lần.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer